(HBĐT) - Ngày 24/2, Ban Chỉ đạo T.Ư các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 – 2025 tổ chức phiên họp thứ 3, trực tuyến với các tỉnh, thành phố về kết quả thực hiện các chương trình MTQG năm 2022 và 2 tháng đầu năm 2023; triển khai nhiệm vụ năm 2023. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng BCĐ các Chương trình MTQG tỉnh.
Các đại biểu dự phiên họp
trực tuyến tại điểm cầu tỉnh.
Năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phân bổ trên 34 nghìn tỷ đồng
kế hoạch vốn ngân sách nhà nước thực hiện 3 chương trình MTQG cho các địa
phương; có 55/63 địa phương đã bố trí vốn ngân sách địa phương trên 15 nghìn tỷ
đồng để thực hiện các chương trình MTQG. Năm 2023, có 42/48 địa phương được
phân bổ ngân sách T.Ư khoảng 18 nghìn tỷ đồng; 25 địa phương bố trí khoảng hơn
5 nghìn tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện các chương trình.
Kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách T.Ư đến ngày 31/1/2023
được trên 9 nghìn tỷ đồng, đạt 37,73% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ
giao.
Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho
rằng:Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 có ý nghĩa quan trọng đối
với phát triển KT-XH và giải quyết những vấn đề cấp thiết, bức bách nhất của
đời sống nhân dân, được Đảng, Quốc hội, Chính phủ và người dân đặc biệt quan
tâm. Các thành viên Ban Chỉ đạo cần tích cực theo dõi, giám sát việc triển khai
thực hiện các dự án thành phần được giao chủ trì quản lý tại các địa phương để
chủ động rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn theo thẩm
quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách theo tinh
thần khơi thông các "điểm nghẽn", phù hợp tình hình thực tiễn, tạo
điều kiện cho các địa phương tổ chức triển khai thực hiện thuận lợi.
Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát để kịp thời hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện nhiệm
vụ bảo đảm đúng quy định hiện hành và tiến độ được giao; phối hợp chặt chẽ với
các cơ quan thanh tra, kiểm tra cùng cấp để công tác kiểm tra, giám sát phải
thực chất, hiệu quả và đề xuất các giải pháp tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng
mắc cho các đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện...
P.V
(HBĐT) - Với quan điểm nhất quán "Luôn đồng hành cùng sự phát triển của các nhà đầu tư (NĐT)”, tỉnh Hòa Bình đang triển khai những giải pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp (DN), NĐT nghiên cứu triển khai các dự án đầu tư vào những lĩnh vực: đô thị, sinh thái du lịch, nông nghiệp, công nghiệp gắn với phát triển đô thị, thực hiện mục tiêu khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế hướng về Thủ đô Hà Nội, theo phương châm phát triển xanh, bền vững.
(HBĐT) - Qua 2 năm triển khai thực hiện Bộ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ngành (DDCI) đã tạo chuyển động thực chất, mạnh mẽ trong tư duy, nhận thức, hành động của các cấp chính quyền, cơ quan, đơn vị, cộng đồng doanh nghiệp (DN); hướng tới mục tiêu xây dựng chính quyền phục vụ, đồng hành cùng DN, cải thiện mạnh mẽ năng lực điều hành, nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, tạo động lực bứt phá, thu hút nguồn lực phát triển kinh tế địa phương.
(HBĐT) - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 208/QĐ-UBND, ngày 13/2/2023 về phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
(HBĐT) - Trong khuôn khổ chương trình tập huấn về nuôi cá rô phi cho các kỹ sư thủy sản Cameroon, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I vừa tổ chức đoàn công tác tham quan, học hỏi kinh nghiệm mô hình nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình.
(HBĐT) - Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề chăn nuôi, anh Nguyễn Xuân Phúc ở xóm Lòn, xã Bình Thanh (Cao Phong) đã phát triển thành công mô hình nuôi lợn bản địa. Nhờ chịu khó tìm tòi học hỏi, anh Phúc đã kết hợp chăn nuôi và chế biến các món ăn từ nguyên liệu thịt lợn mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập.