Bộ Công Thương giao các cơ quan đề xuất cơ chế, chính sách nhằm tạo chuyển biến trong phát triển công nghiệp vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ theo hướng hiện đại.

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 623 về Kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết số 168/NQ-CP của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Mục đích kế hoạch hành động của Bộ Công Thương tập trung vào 3 nội dung: Thứ nhất, nhằm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xác định trong Nghị quyết liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành công thương để đạt được mục tiêu đề ra tại Nghị quyết.

Thứ hai, kế hoạch hành động là căn cứ cho các cơ quan, đơn vị thuộc ngành công thương rà soát, xây dựng hoặc điều chỉnh các chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Thứ ba, kế hoạch hành động là căn cứ để tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện Nghị quyết; đồng thời là căn cứ để phối hợp với các cơ quan liên quan, đề xuất, trình Chính phủ xem xét điều chỉnh mục tiêu, nội dung của Nghị quyết trong trường hợp cần thiết.

Về nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, Bộ Công Thương giao Cục Công nghiệp, Cục Công Thương địa phương, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển công nghiệp vùng, chú trọng phát triển công nghiệp ven biển theo hướng hiện đại với những sản phẩm có thế mạnh, có thương hiệu và tham gia hiệu quả vào chuỗi sản xuất khu vực và toàn cầu. Cơ cấu lại ngành công nghiệp ưu tiên, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi thế.

Cạnh đó, Bộ Công Thương yêu cầu nghiên cứu đề xuất quy hoạch hợp lý để phân bổ không gian công nghiệp theo hành lang kinh tế Đông - Tây, các đường quốc lộ kết nối Tây Nguyên với Vùng; tăng cường hợp tác phát triển với các nước trên thế giới, nhất là các nước tiểu vùng sông Mekong, ASEAN, các đối tác quốc tế trong phát triển kinh tế ven biển như tài nguyên khoáng sản biển, công nghiệp ven biển, các ngành kinh tế ven biển mới.

Ngoài ra, Bộ đề nghị xây dựng đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp trên địa bàn vùng; xây dựng đề án liên kết ngành trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, năng lượng vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ trình Thủ tướng Chính phủ.

Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương giao Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo nghiên cứu đề xuất hình thành một số trung tâm năng lượng tái tạo lớn, đặc biệt là điện gió và điện gió ngoài khơi và vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.

Bộ Công Thương giao cục Xuất nhập khẩu, Vụ Thị trường trong nước nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển các trung tâm logistics gắn với cảng biển, cảng hàng không và cửa khẩu dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số trình Thủ tướng Chính phủ.

Vụ Dầu khí và Than được yêu cầu nghiên cứu xây dựng Đề án Trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất; nghiên cứu cơ sở khoa học, xây dựng chiến lược sản xuất hydrogen tại Việt Nam; đồng thời, chỉ đạo các nhà thầu dầu khí nước ngoài và PVN triển khai công tác thăm dò, thẩm lượng bổ sung cơ chế để có cơ sở phê duyệt tài nguyên, dự trữ lượng dầu khí đối với mỏ Báo Vàng, Kèn Bầu; tích cực triển khai chuỗi dự án Cá Voi Xanh.

Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường hợp tác phát triển với các nước trên thế giới, nhất là các nước tiểu vùng sông Mekong ASEAN, các đối tác quốc tế trong phát triển kinh tế biển như dầu khí, tài nguyên khoáng sản biển, các ngành kinh tế biển mới.

Vụ Chính sách thương mại Đa Biên nghiên cứu xây dựng Đề án khai thác có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và các khung khổ hội nhập để cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng của vùng theo hướng xanh, bền vững trình Thủ tướng Chính phủ.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục