(HBĐT) - Những năm qua, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn xã Hiền Lương (Đà Bắc).



Cán bộ tín dụng Ngân hàng CSXH huyện Đà Bắc hướng dẫn người dân xã Hiền Lương hoàn thiện thủ tục để được giải ngân vốn. 

Hiền Lương là xã vùng lòng hồ Hòa Bình đã về đích NTM, đời sống kinh tế, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi khác. Tuy nhiên, trên địa bàn xã vẫn còn nhiều hộ khó khăn, nhu cầu được vay vốn chính sách lớn. Một ngày trung tuần tháng 4, NHCSXH huyện Đà Bắc thực hiện giao dịch ở xã. Tại buổi giao dịch, ngoài các hộ dân trả lãi, trả nợ, nhiều hộ tiếp tục được NHCSXH tạo điều kiện cho vay thêm vốn để đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh.

Gia đình chị Bàn Thị Sáng, xóm Doi là một trong những hộ được giải ngân vốn vay lần này. Nhờ được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ tín dụng, tổ tiết kiệm và vay vốn, từ khi chị Sáng làm hồ sơ đến khi giải ngân đều rất nhanh chóng. Chị được vay 60 triệu đồng từ chương trình cho vay giải quyết việc làm. Chị Sáng cho biết: Trước đây, đời sống gia đình rất khó khăn, nhờ được vay vốn từ chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH, gia đình đầu tư nuôi bò, kinh tế đã cải thiện. Vừa rồi, vợ chồng bàn bạc vay thêm 60 triệu đồng để tiếp tục đầu tư mở rộng chăn nuôi. Gia đình có bãi chăn thả nên rất thích hợp để chăn nuôi. Với số vốn được vay, gia đình sẽ mua thêm bò, mở rộng chăn nuôi để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Cùng ở xóm Doi, gia đình bà Xa Thị Vân thuộc diện hộ đặc biệt khó khăn. Chồng bỏ đi, hàng chục năm qua, bà Vân một mình nuôi 3 đứa con và 1 đứa cháu bệnh tật. Cả gia đình bà sống trong căn nhà cấp 4 rộng khoảng hơn 20 m2, nằm nép cạnh lòng hồ sông Đà. Mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng bà Vân cũng bày tỏ niềm lạc quan, bởi gia đình đang sở hữu 5 con bò. Theo bà Vân cho biết, gia đình cũng có điều kiện thuận lợi để chăn thả gia súc, nhưng phải đến khi được vay vốn NHCSXH mới mua được bò để nuôi. Từ khi chăn nuôi bò, kinh tế gia đình dần cải thiện. Tuy nhiên, căn nhà hiện đã xuống cấp nên bà Vân mong được NHCSXH tiếp tục cho vay thêm vốn để sửa lại ngôi nhà.

Đồng chí Xa Văn Hòe, Phó Chủ tịch UBND xã Hiền Lương cho biết: Trên địa bàn xã hiện có 75 hộ nghèo được vay vốn chính sách để phát triển kinh tế, dư nợ hơn 3,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trên 300 hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác cũng đang nhận được sự đồng hành của vốn vay ưu đãi. Đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn xã đạt hơn 19 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, doanh số cho vay tín dụng chính sách đạt trên 1,2 tỷ đồng. Qua đó, trên 10 lao động tại địa phương được tạo việc làm, trên 40 công trình nước sạch, vệ sinh được xây dựng, cải tạo.  

Theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, vốn chính sách có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, cũng như giữ vững và nâng cao chất lượng xây dựng NTM trên địa bàn. Từ nhu cầu thực tế, xã Hiền Lương mong muốn tiếp tục được NHCSXH tạo điều kiện, đáp ứng đủ vốn theo nhu cầu của người dân.

Viết Đào


Các tin khác


Trung Quốc đón lô khoai lang đầu tiên nhập khẩu từ Việt Nam

Trung Quốc mới đây đã nhập khẩu chính ngạch lô hàng khoai lang tím đầu tiên của Việt Nam qua cửa khẩu Thủy Khẩu ở huyện Long Châu, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.

Huyện Mai Châu: Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từ những lợi thế sẵn có

(HBĐT) - Xác định phát triển các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) là hướng đi tích cực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp nông thôn, tạo việc làm cho người lao động, góp phần tích cực phát triển KT – XH. Những năm qua, huyện Mai Châu đã huy động sự vào cuộc của các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm khai thác các thế mạnh của địa phương để phát triển các ngành nghề CN - TTCN.

Chị Yến thoát hộ cận nghèo từ vốn vay chính sách

(HBĐT) - Là hội viên phụ nữ xóm Đại Đồng, xã Ngọc Lương (Yên Thủy), bắt tay vào khởi nghiệp từ những năm 2004 - 2005, khi đó, gia đình chị Vũ Thị Yến đã đưa cây bưởi Diễn vào sản xuất, mới đầu trồng thí điểm khoảng 250 cây. Đến năm 2008 - 2009, nhận thấy cây bưởi Diễn khá phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, cho thu nhập ổn định, cao hơn các loại cây trồng nông nghiệp ngắn ngày khác, gia đình chị tiếp tục chuyển đổi cây trồng và trồng mới thêm 200 cây bưởi Diễn, đến nay, tổng số có 450 cây bưởi đã cho thu hoạch. Quá trình sản xuất cũng gặp không ít khó khăn về điều kiện thời tiết, dịch bệnh, nguồn vốn, nguồn nước, điện phục vụ sản xuất... Năm 2019, gia đình chị được Hội Phụ nữ xã Ngọc Lương đứng ra nhận ủy thác tín chấp với Ngân hàng NN&PTNT vay 100 triệu đồng, giúp gia đình chuyên tâm, có điều kiện hơn để đầu tư, chăm sóc cây trồng, vật nuôi.

Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tuần hoàn: Đầu tư công nghệ và xây dựng chính sách cho nông nghiệp tuần hoàn

Cùng với xu hướng chung của thế giới, nông nghiệp tuần hoàn ở Việt Nam hiện đang được đẩy mạnh triển khai và ứng dụng. Tuy nhiên hiệu quả mang lại vẫn còn hạn chế trong khi tiềm năng khai thác là vô cùng lớn.

Khai thác tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản

(HBĐT) - Diện tích nuôi cá ao hồ nhỏ, nuôi cá ruộng, nuôi cá hồ chứa trên địa bàn tỉnh hiện có gần 2.700 ha, số lồng nuôi cá 4.890 lồng. Năm 2022, sản lượng nuôi trồng, khai thác đạt 12 nghìn tấn. Quý I năm nay, sản lượng nuôi trồng, khai thác đạt hơn 3.060 tấn, trong đó, sản lượng nuôi trồng 2.577 tấn, gồm các loài cá: nheo Mỹ, chiên, lăng, diêu hồng, trắm đen, bỗng, tầm, trắm cỏ, rô phi, chim trắng, trê lai, chép...; sản lượng khai thác 486 tấn, chủ yếu là các loại cá tạp và tôm sông, các loài cá có giá trị kinh tế chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục