Du khách Việt Nam có mức chi tiêu bình quân đầu người cao nhất trong số du khách quốc tế ở Hàn Quốc, theo BC Card.


Khách du lịch mặc trang phục Hanbok chụp ảnh tại Cung điện Gyeongbokgung ở Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh minh họa - Ảnh: Xinhua)

Kết quả phân tích của Công ty xử lý thanh toán Hàn Quốc (BC Card) công bố ngày 3/5 cho thấy, du khách Việt Nam có mức chi tiêu bình quân đầu người cao nhất trong số du khách quốc tế ở Hàn Quốc với gần 200.000 Won (khoảng 150 USD) cho 1 lần quẹt thẻ tín dụng.

Theo kết quả phân tích của BC Card về tình trạng chi tiêu tại các địa điểm bán hàng ở Hàn Quốc của du khách quốc tế trong năm 2022, số tiền phê duyệt thẻ trung bình của du khách Việt Nam là cao nhất với 197.000 Won (khoảng 148 USD). Đây cũng là mức tăng 89% so với năm 2021. Tiếp đến là du khách Nhật Bản với 188.000 Won, du khách Trung Quốc với 171.000 Won, du khách vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) 126.000 Won và du khách Mỹ với 109.000 Won.

Bên cạnh đó, tùy theo mục đích tới Hàn Quốc mà xu hướng chi tiêu dùng của du khách Việt Nam cũng khác nhau. Theo phân tích của BC Card, các địa điểm chi tiêu hàng đầu của khách du lịch Việt Nam trong 3 năm qua là cửa hàng miễn thuế, trung tâm thương mại, bệnh viện và mỹ phẩm.

Trong số đó, chi tiêu tại cửa hàng miễn thuế và trung tâm thương mại lần lượt tăng 1837% và 400% so với năm 2021. Kết quả này cũng tương đồng với mục đích của du khách Việt Nam lựa chọn đến Hàn Quốc trong số du khách nước ngoài được Tổng cục Du lịch Hàn Quốc công bố trước đó. Cụ thể là mua sắm, ẩm thực, làm đẹp và du lịch chữa bệnh.

Hiện tại, BC Card đã hoàn thành kết nối mạng giữa Hàn Quốc và Việt Nam để du khách Việt Nam có thể sử dụng thẻ thanh toán nội địa NAPAS Việt Nam tại một số cửa hàng ở Hàn Quốc, bao gồm các cửa hàng miễn thuế lớn và các chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn.

Trong đó NAPAS là đơn vị trung gian thanh toán được cấp phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử tại Việt Nam. Hiện NAPAS đã phát hành hơn 100 triệu thẻ thương hiệu riêng với 48 ngân hàng Việt Nam là thành viên.

Theo VTV.VN

Các tin khác


Gặp gỡ những công nhân lao động sáng tạo

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có gần 4.300 doanh nghiệp (DN). Tại 8 khu công nghiệp (KCN) có trên 100 DN hoạt động hiệu quả, giải quyết việc làm cho trên 19.500 công nhân, người lao động (CN,NLĐ)… Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề, trình độ học vấn nhưng những CN,NLĐ đều có điểm chung là tinh thần lao động hăng say, tích cực tìm tòi, học hỏi và có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, góp phần tích cực vào quá trình sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của các DN.

Quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu lâm sản và thuỷ sản

Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu lâm sản và thuỷ sản.

Quản lý cấp mã số vùng trồng

Việc thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu hiện là yêu cầu bắt buộc của nhiều thị trường nhập khẩu và thông lệ quốc tế, nhằm bảo đảm tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Xuất khẩu nông sản - sải cánh vươn xa

(HBĐT) - Dù trải qua 2 năm ứng phó với dịch Covid-19, song một số nông sản đặc trưng của tỉnh vẫn giữ vững vị trí tại thị trường nội địa và mạnh mẽ vươn ra thị trường thế giới. Từ đầu năm đến nay, các tổ chức, doanh nghiệp, hộ sản xuất trong tỉnh đã xuất khẩu những chuyến nông sản giá trị cao sang một số thị trường mới và đón nhận thêm nhiều đơn hàng. Đây là tín hiệu vui dự báo thị trường xuất khẩu của các sản phẩm nông sản tiếp tục bứt phá.

Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững

(HBĐT) - Là tỉnh miền núi, không có cửa khẩu, cảng biển, đường sắt…, tuy nhiên, với vị trí tiếp giáp Thủ đô Hà Nội, tỉnh ta đã, đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp (CN) theo hướng bền vững, hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục