(HBĐT) - Nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một diện tích canh tác, xã Đông Lai (Tân Lạc) đã thí điểm thành công, đang triển khai nhân rộng mô hình trồng thanh long ruột đỏ trái vụ, cho quả quanh năm, đem lại thu nhập đáng kể, góp phần cải thiện cuộc sống người dân.


Mô hình trồng thanh long trái vụ của gia đình chị Bùi Thị Khuyên, xóm Đồi Bưng, xã Đông Lai (Tân Lạc) cho hiệu quả kinh tế cao. 

Sau khi thăm quan mô hình tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ… nhận thấy hiệu quả, giá trị kinh tế từ việc trồng thanh long ruột đỏ trái vụ, năm 2021, xã Đông Lai thí điểm trồng 1.000 m2 thanh long tại xóm Đồi Bưng. Thanh long ruột đỏ bén đất, phù hợp thổ nhưỡng, sinh trưởng nhanh, cho thịt quả ngọt, mát, chất lượng và năng suất cao, được thị trường đón nhận tích cực. Đến nay, toàn xã triển khai nhân rộng trồng trên 2 ha thanh long, nhiều hộ đã coi đây là nguồn thu nhập chính, có định hướng phát triển để làm giàu. Thanh long ruột đỏ chăm sóc theo phương pháp thông thường, giá bình quân 20.000 đồng/kg cho thu lãi 250 - 300 triệu đồng/ha/năm. Với kỹ thuật chiếu sáng để tạo quả trái vụ, 1 năm có thể thu 4 - 5 vụ thay vì 2 - 3 vụ như thông thường, nông dân gần như có thể thu hoạch quả quanh năm, chất lượng đảm bảo. Vào dịp Tết Nguyên đán và rằm tháng giêng nhà vườn luôn có hàng cung cấp ra thị trường.

Đồng chí Bùi Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Lai cho biết: "Mô hình thí điểm tại xóm Đồi Bưng đáp ứng đủ các yêu cầu về vốn, kỹ thuật chăm sóc, phân bón, hệ thống đèn chiếu sáng… Sau hơn 2 năm triển khai cho thấy hiệu quả tích cực, có thể nhân rộng, triển khai tại nhiều xóm với thổ nhưỡng tương tự, cho hiệu quả kinh tế cao, tạo sinh kế ổn định cho người dân. Các hộ cũng được phổ biến, tuyên truyền về các tiêu chuẩn sạch trong canh tác, tận dụng phân bón từ chất thải chăn nuôi, hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sức khỏe, vệ sinh môi trường”.

Thực tế cho thấy, thanh long là cây dài ngày, với điều kiện thời tiết tại địa phương, chăm sóc theo cách thông thường thì thời gian ra hoa và thu hoạch chỉ từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, thời gian còn lại thanh long không ra hoa, đậu quả. Với biện pháp chiếu sáng vườn bằng các bóng đèn liên tục từ lúc hoàng hôn đến khi trời sáng, thời gian đến khi ra cây ra hoa, kèm theo phân bón, độ ẩm lý tưởng, cây có thể đậu quả từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Đó cũng là mùa lễ, Tết, nhu cầu thị trường về hoa quả rất lớn, giá có thể tăng lên 30.000 đồng/kg, thu thêm được 1 - 2 vụ có thể cho lãi 300 - 400 triệu đồng/ha/năm.

Tham gia trồng thí điểm thanh long đầu tiên, anh Bùi Văn Thanh, xóm Đồi Bưng cho biết: "Được xã chọn trồng thí điểm, tôi chuyển đổi diện tích đất vườn, xây dựng các trụ bê tông trồng thanh long, hệ thống chiếu sáng, nước tưới, tuân thủ kỹ thuật chăm sóc cây trồng và quy định về vệ sinh đồng ruộng. Có hiệu quả ban đầu, tôi mở rộng diện tích lên 3.000 m2 với 600 cây. Áp dụng biện pháp chiếu sáng, thanh long trái vụ cho quả vào đúng dịp Tết, rằm tháng giêng, lúc nào cũng có hàng cung cấp ra thị trường. Quả thanh long màu đẹp, bóng, vị ngọt, trọng lượng trung bình 0,5 - 1 kg/quả, giá bán trung bình 30 - 35 nghìn đồng/kg, cao gấp rưỡi so với thanh long chính vụ. Đầu vụ tư thương đã gọi điện, chuyển tiền đặt cọc hết vườn, nhiều khách lẻ đến tận vườn mua nhưng không còn hàng để bán". Chị Bùi Thị Khuyên, xóm Đồi Bưng tham gia mô hình sau khi nhận thấy hiệu quả rõ rệt từ thí điểm cho biết: "Gia đình tôi trồng 200 gốc thanh long ruột đỏ trái vụ, vụ vừa rồi đậu quả đúng vào dịp lễ nên lãi cao, riêng dịp Tết Nguyên đán 2023 thu lãi gần 30 triệu đồng, bằng cả năm so với trồng ngô”.

Với mục tiêu phát triển, nhân rộng mô hình, chuyển đổi cây trồng có giá trị cao, trở thành vùng sản xuất, sản phẩm nổi bật của địa phương, xã Đông Lai tiếp tục tuyên truyền sâu rộng đến người dân, phát huy kinh nghiệm tích lũy để tăng hiệu quả sản xuất. Đồng thời, đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp, tăng cường quảng bá, tạo thị trường, đầu ra ổn định cho sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Hoàng Anh



Các tin khác


Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh

Bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 là sự ghi nhận của cộng đồng doanh nghiệp về những nỗ lực cải cách, đổi mới, sáng tạo của chính quyền các địa phương trong năm qua. Trong khi Bắc Giang, một tỉnh ở vùng trung du phía bắc đã có tiến bộ vượt bậc, xếp thứ hai trong bảng xếp hạng PCI; hay như TP Hải Phòng xếp thứ ba trong bảng xếp hạng… thì Hà Nội, TP Hồ Chí Minh lại bị tụt hạng sâu so với kết quả năm 2021. Nghịch lý đó phản ánh sự cạnh tranh gay gắt trong phát triển và là bài học buộc các địa phương phải dũng cảm nhìn nhận thấu đáo những điểm mạnh, điểm yếu của mình để thay đổi nếu không muốn tiếp tục tụt hậu.

Du khách Việt Nam chi tiêu mạnh tay nhất khi đến Hàn Quốc

Du khách Việt Nam có mức chi tiêu bình quân đầu người cao nhất trong số du khách quốc tế ở Hàn Quốc, theo BC Card.

Huyện vùng cao Đà Bắc vượt khó

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Đà Bắc tập trung huy động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện tốt công tác quy hoạch. Đó là giải pháp quan trọng để huyện tạo bước đột phá trong phát triển KT-XH.

Bộ Công Thương giám sát chương trình triệu hồi xe Toyota Vios và Yaris do lỗi dây đai an toàn

Thực hiện vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) đang giám sát chương trình triệu hồi xe Toyota Vios và Toyota Yaris của Toyota Việt Nam do lỗi dây đai an toàn.

Nhà nông thi đua xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Song hành cùng sự phát triển KT-XH của tỉnh, thời gian qua, hội viên nông dân (HVND) trong tỉnh tích cực tham gia xây dựng NTM; thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu… Qua đó góp phần nâng cao đời sống nông dân, khởi sắc diện mạo các vùng quê.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục