(HBĐT)-Tính đến tháng 6/2023, huyện Cao Phong thu hút được 24 dự án, tổng vốn đăng ký 1.841 tỷ đồng. Trong đó, 11 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, 8 dự án lĩnh vực thương mại - dịch vụ, 5 dự án lĩnh vực nông nghiệp.


Nhà thầu tập trung thi công tuyến đường Hợp Phong (Cao Phong) đảm bảo kỹ thuật, đúng tiến độ.

Tuyến đường Hợp Phong có chiều dài 4,5 km, tổng vốn đầu tư 81 tỷ đồng từ NSNN, đến nay đã bàn giao trên 70% mặt bằng, khối lượng thi công hoàn thành được 57%. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện Cao Phong phối hợp các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu đến ngày 30/11/2023 thi công đạt trên 80% khối lượng. Ông Bùi Đức Trường, cán bộ kỹ thuật Công ty TNHH MTV Đức Cường, đơn vị thi công tuyến đường cho biết: Hiện mặt bằng còn ít, các hạng mục tập trung thi công cầu là chủ yếu. Đơn vị đã bố trí công nhân làm việc liên tục theo ca để đảm bảo tiến độ, phấn đấu đến cuối tháng 6 hoàn thiện xong cầu để triển khai các hạng mục tiếp theo.

Đồng chí Vũ Đình Khải, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện Cao Phong cho biết: Đơn vị đang thực hiện 5 dự án trọng điểm thuộc NSNN là: Khu không gian bảo tồn di sản văn hoá mo Mường gắn với dịch vụ du lịch tại xã Hợp Phong; đường Hợp Phong; đường dân cư mới QH13, QH13B, QH13C thị trấn Cao Phong, xã Bắc Phong; đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, ổn định dân cư các xã vùng hồ sông Đà tại huyện Cao Phong; các dự án đầu tư xây dựng nguồn vốn nông thôn mới năm 2023. Đến nay, các dự án cơ bản được triển khai theo đúng kế hoạch, còn một số khó khăn do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, Ban Quản lý dự án phối hợp các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ, bàn giao mặt bằng, phấn đấu đảm bảo hoàn thành các dự án theo đúng kế hoạch.

Với vị trí tiếp giáp TP Hòa Bình, huyện Cao Phong có cơ hội thu hút đầu tư các dự án đô thị, phát triển nhà ở thương mại và trở thành đô thị vệ tinh của thành phố. Đặc biệt, phát huy thế mạnh của 2 xã thuộc quy hoạch Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, huyện xác định phát triển du lịch hồ Hòa Bình là trọng tâm trong định hướng phát triển du lịch, dịch vụ, là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư các khu du lịch nghỉ dưỡng, đô thị sinh thái tại xã Bình Thanh, Thung Nai. Do vậy, huyện luôn ưu tiên thu hút các dự án đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ như: du lịch sinh thái, tâm linh gắn với nông nghiệp công nghệ cao ở khu vực thị trấn và các xã gần trung tâm huyện; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp gắn với du lịch văn hóa cộng đồng, tâm linh, dù lượn ở các khu vực núi cao có cảnh quan đẹp, khí hậu mát mẻ, khu vực có hồ nước đẹp ở 2 xã Thạch Yên, Hợp Phong. Khuyến khích, tạo điều kiện để các nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát và đầu tư xây dựng sân golf tại huyện. Thu hút phát triển các mô hình "ngôi nhà thứ 2” cho những người có thu nhập cao ở Hà Nội và các vùng lân cận.

Ngoài ra, huyện chú trọng đầu tư vào một số lĩnh vực CN-TTCN như may công nghiệp, lắp ráp linh kiện điện tử... Quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển. Phát triển nông nghiệp chất lượng cao, theo chuỗi giá trị gia tăng gắn với phát triển nông thôn mới, khai thác tiềm năng, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sản phẩm để tăng giá trị sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo vùng chuyên canh chất lượng cao, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản trong ngành nông nghiệp. Chú trọng phát triển chất lượng cây ăn quả, cây mía theo hướng bền vững. Tiếp tục xây dựng thương hiệu cam Cao Phong trên cơ sở chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong và nhãn hiệu tập thể mía tím Hòa Bình đã được công nhận...

Tuy nhiên, trong thu hút đầu tư huyện còn gặp một số khó khăn như: Đầu tư cơ sở hạ tầng và tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư còn hạn chế. Mạng lưới giao thông mang tính liên kết vùng chưa tương xứng với lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng, thế mạnh của các vùng, chưa đảm bảo phục vụ nhu cầu giao thông an toàn, thuận lợi, liên tục, nhanh chóng; hạ tầng cụm công nghiệp chưa được đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và thu hút các nhà đầu tư. Nguồn lực đầu tư vẫn chủ yếu dựa vào NSNN, chưa huy động được nhiều nguồn lực ngoài nhà nước. Chưa có nguồn lực tập trung vào các công trình trọng điểm thiết yếu, các công trình tạo được động lực thúc đẩy phát triển KT-XH.

 Đỗ Hà

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy xây dựng điểm đến du lịch dịch vụ chất lượng cao

(HBĐT) - Với lợi thế về địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, giao thông thuận tiện, huyện Lạc Thủy có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái, du lịch thắng cảnh và du lịch lễ hội.

Cựu chiến binh xã Thanh Hối sử dụng hiệu quả nguồn vốn chính sách

(HBĐT) - Thông qua nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Tân Lạc, nhiều hội viên cựu chiến binh (CCB) xã Thanh Hối đã đầu tư các mô hình phát triển kinh tế. Đến nay có hàng trăm hội viên CCB trong xã được tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi, góp phần giảm nghèo bền vững, ổn định cuộc sống. Tính đến hết năm 2022, toàn hội chỉ còn 3 hộ nghèo, chiếm 0,6%, thu nhập bình quân của cán bộ, hội viên CCB đạt 58 triệu đồng/năm.

Triển khai các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất vụ mùa, vụ hè thu

(HBĐT) - Hiện nay, các địa phương đã cơ bản thu hoạch xong diện tích trà lúa xuân muộn; diện tích rau, màu vụ xuân đã và đang thu hoạch rộ; một số nơi đã làm đất và gieo mạ trà lúa mùa sớm. Để đảm bảo thắng lợi kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ hè thu, Sở NN&PTNT đề nghị hướng dẫn thực hiện giải pháp kỹ thuật trên cây lúa, rau màu và cây ăn quả.

Xã Pà Cò bảo tồn, phát triển chè cổ thụ Shan tuyết

(HBĐT) - Xã Pà Cò (Mai Châu) được thiên nhiên ban tặng khí hậu mát mẻ, cảnh quan tươi đẹp. Pà Cò còn nổi tiếng bởi có những cây chè Shan tuyết hàng trăm năm tuổi. Người dân nơi đây còn lưu giữ cách sao chè truyền thống độc đáo, tạo nên hương vị chè Pà Cò đặc trưng không nơi nào có được.

Nuôi gà thả vườn giá ổn định, dễ tiêu thụ

(HBĐT) - Những năm trở lại đây, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đầu tư nuôi gà ta (gà ri bản địa) theo mô hình thả vườn, đồi. Với chất lượng thịt thơm ngon, đây là vật nuôi có đầu ra ổn định, giá bán cao, đem lại hiệu quả kinh tế khá.

Trên 520 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ bản

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm nay, huyện Lạc Thủy có 119 công trình đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách Nhà nước (24 công trình hoàn thành, 44 công trình chuyển tiếp, 37 công trình xây mới, 12 công trình hạ tầng đấu giá, 2 công trình chuẩn bị đầu tư), kế hoạch vốn được giao năm 2023 là 527,6 tỷ đồng, giá trị giải ngân ước thực hiện 6 tháng đầu năm đạt 135,5 tỷ đồng, đạt 25,68% kế hoạch vốn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục