(HBĐT) - Những năm qua, cho vay vốn giải quyết việc làm (GQVL) là một trong những chương trình tín dụng mà chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã và đang triển khai hiệu quả. Đây là kênh vốn quan trọng để người dân phát triển kinh tế - xã hội, khôi phục sản xuất sau ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.



 
Từ đầu năm đến nay, trong tỉnh đã có hàng nghìn lao động được tạo việc làm nhờ vay vốn chương trình giải quyết việc làm của NHCSXH. (Ảnh chụp tại xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc). 

 
Cho vay GQVL là chương trình nhằm tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển giao KHKT trong nông nghiệp, nông thôn. Những năm qua, đây là một trong những chương trình tín dụng mà người dân có nhu cầu vay vốn lớn. Đặc biệt, sau 2 năm (2020 - 2021) ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 khiến nhiều người mất việc làm thì nguồn vốn này càng được NHCSXH chú trọng triển khai cho vay đến người dân. Theo chi nhánh NHCSXH tỉnh, từ đầu năm đến, cho vay GQVL là một trong hai chương trình tín dụng có doanh số cho vay cao nhất, với gần 137 tỷ đồng. Đến hết tháng 6/2023, tổng dư nợ của chương trình tín dụng này đạt trên 520,7 tỷ đồng, cao thứ 5 trong số các chương trình tín dụng mà chi nhánh NHCSXH tỉnh đang quản lý, với trên 12,7 nghìn khách hàng còn dư nợ. Thông qua vốn vay GQVL đã giúp hàng nghìn hộ dân có vốn phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Mấy năm trước, gia đình anh Ninh Văn Chính, tiểu khu Mu, thị trấn Đà Bắc quyết định đầu tư làm nghề cơ khí. Tuy nhiên, do thiếu vốn nên anh Chính chỉ làm với quy mô nhỏ, chưa thể mở rộng quy mô xưởng. Cách đây 3 năm, anh Chính được NHCSXH huyện Đà Bắc cho vay vốn 100 triệu đồng từ chương trình cho vay GQVL. Số tiền này anh đã sử dụng để mở xưởng cơ khí ngay tại gia đình. Cùng với đó, anh Chính đầu tư thêm máy móc, nhập nguyên liệu để sản xuất. Đến nay, xưởng của gia đình anh phát triển tốt và tạo việc làm cho 5 lao động ở địa phương với mức thu nhập ổn định.

Anh Ninh Văn Chính chia sẻ: Được sự hỗ trợ tận tình của NHCSXH huyện Đà Bắc, gia đình tôi đã nhanh chóng được tiếp cận vốn vay ưu đãi với lãi suất phù hợp. Trong giai đoạn ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, vốn vay này đã giúp xưởng duy trì sản xuất, người lao động không bị gián đoạn công việc và có thu nhập ổn định.

Những năm qua, thu nhập chính của gia đình ông Bùi Văn Tường, tổ 4, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) đến từ chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, giá lợn liên tục biến động theo hướng giảm, trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng đã khiến gia đình ông Tường gặp không ít khó khăn. Trong thời điểm khó khăn, gia đình ông đã được vay 40 triệu đồng vốn GQVL của NHCSXH để tiếp tục chăn nuôi lợn, gà, kết hợp nấu rượu. Ông Tường chia sẻ: Nguồn vốn vay GQVL của NHCSXH rất thiết thực. Nhờ đó mà kinh tế của gia đình tôi đã bớt khó khăn, chăn nuôi phát triển tốt hơn trước. Chúng tôi mong muốn tiếp tục được NHCSXH tạo điều kiện cho vay vốn với mức cao hơn, thời hạn vay dài hơn để đầu tư phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao hơn.

Theo đánh giá của chi nhánh NHCSXH tỉnh, các hộ vay vốn GQVL đã và đang sử dụng vốn vay khá hiệu quả. Qua rà soát cho thấy, đây là chương trình có nhu cầu vay vốn lớn. Từ đầu năm đến nay, toàn chi nhánh NHCSXH tỉnh đã giải ngân kịp thời vốn vay GQVL đến các đối tượng thụ hưởng. Thông qua chương trình tín dụng này, trong 6 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã có trên 3,3 nghìn lao động được tạo việc làm. Đây là chương trình có vai trò quan trọng giúp người dân phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế sau những tác động của dịch bệnh Covid-19.  



Viết Đào

Các tin khác


Thủ tướng đồng ý chủ trương vay hơn 2,5 tỷ USD cho 16 dự án ODA vùng ĐBSCL

Tại cuộc họp chiều 8/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo giải pháp xử lý hàng loạt vướng mắc tại các dự án cao tốc và ODA vùng ĐBSCL.

Huyện Tân Lạc phát triển đô thị

(HBĐT) - Trong những năm qua, huyện Tân Lạc đã tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, ngành để huy động nguồn vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Nhiều công trình, dự án được quy hoạch, đầu tư, hạ tầng đô thị được phát triển, diện mạo nông thôn đổi thay rõ nét.

Hỗ trợ doanh nghiệp - cải thiện thực chất môi trường đầu tư kinh doanh

(HBĐT) - Hỗ trợ doanh nghiệp là chỉ số chiếm trọng số tương đối cao trong 10 chỉ số thành phần trong Bộ chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 của tỉnh. Nhằm cải thiện thực chất môi trường đầu tư kinh doanh, thời gian qua, tỉnh ta đã chỉ đạo và triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư (NĐT) đến với tỉnh.

Xã Thành Sơn nỗ lực nâng cao thu nhập cho người dân

(HBĐT) - Xã Thành Sơn (Mai Châu) có 11 xóm, 954 hộ với 4.362 nhân khẩu. Thời gian qua, Đảng ủy, UBND xã chú trọng chỉ đạo công tác giảm nghèo, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện đời sống người dân.

Thường trực Chính phủ làm việc với Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Chiều tối 6/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) Việt Nam về tình hình hoạt động của Hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp SME và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Đề xuất cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục