(HBĐT) - Theo chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, các ngành chức năng, chủ đầu tư (CĐT) và các địa phương đang tập trung triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm (DATĐ), tạo bước đột phá thúc đẩy tăng trưởng, sức hút đầu tư thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh những năm tới.


Nhà thầu triển khai thi công cầu cạn dự án đường liên kết vùng Hòa Bình – Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình – Mộc Châu), khu vực xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi.

Tại các dự án giao thông trọng điểm, CĐT là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông phối hợp với các địa phương, sở, ngành, đơn vị liên quan tập trung giải phóng mặt bằng (GPMB), xây dựng tái định cư (TĐC); chuyển đổi đất rừng, đất lúa và thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định.

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) đang được đẩy nhanh công tác GPMB. Đoạn Kim Bôi đã kiểm điểm toàn bộ diện tích, đang lên phương án thẩm định giá, đề xuất UBND tỉnh chấp thuận điều chỉnh chủ trương các khu TĐC. Huyện đã vận động người dân tạm ứng mặt bằng tại 9 vị trí cầu để thi công trước; tổ chức thi công tại 5 vị trí cầu, giá trị giải ngân đạt khoảng 4%, dự kiến sẽ hoàn thành giải ngân trong năm 2023; hiện đang thực hiện chuyển đổi mục đích đất rừng, đất lúa. Đối với TP Hòa Bình đang tổ chức kiểm đếm tài sản để làm cơ sở lập phương án bồi thường cho hộ dân bị ảnh hưởng. Huyện Lương Sơn kiểm tra, rà soát các vị trí để tạm ứng mặt bằng, thi công các cầu thuộc dự án đường liên kết vùng. 

Dự án đường kết nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai (giai đoạn 1) đã GPMB được 1,3/7,6 km, đang thực hiện kiểm đếm đợt 2. Nhà thầu thi công cầu số 1, số 5, giá trị hợp đồng đạt 6,91%, kế hoạch hết năm 2023 giải ngân đạt 10%. Dự án đường nối từ đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ kết nối quốc lộ 6  (TP Hòa Bình), CĐT đang lập dự án, bổ sung mỏ đất đắp, đẩy nhanh tiến độ GPMB, nhưng nguồn kinh phí cho GPMB khó khăn. Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn Km 19 + 000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thực hiện  theo quy mô đầu tư giai đoạn 2 làn xe, đã trình cơ quan chuyên môn thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, làm cơ sở để phê duyệt dự án, hiện dự án chưa được bố trí kế hoạch vốn chi tiết…

Hiện, các địa phương cũng tăng cường phối hợp với CĐT các dự án ngoài NSNN để tháo gỡ khó khăn về GPMB, xây dựng TĐC, thực hiện các thủ tục theo quy định, như: dự án Khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí và hệ thống cáp treo Cuối Hạ (Kim Bôi); dự án cáp treo Hương Bình, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy)… Mới đây, Ban Chỉ đạo (BCĐ) các DATĐ của tỉnh đã họp đánh giá tiến độ đối với các dự án. BCĐ ghi nhận, đánh giá cao sự cố gắng của các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện, giải quyết những vướng mắc liên quan đến các DATĐ trong thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế, yếu kém, đó là: Tiến độ triển khai thực hiện các dự án chậm; việc thực hiện các thủ tục đầu tư, đặc biệt là thủ tục liên quan đến đất đai còn vướng mắc; công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương có lúc, có nơi thiếu chủ động... 

Để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các DATĐ, BCĐ yêu cầu các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ thực hiện nhiệm vụ liên quan đến thủ tục đầu tư, nhất là các thủ tục đất đai, GPMB. BCĐ giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo: Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng xây dựng các báo cáo chuyên đề liên quan đến các dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức PPP; cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn qua tỉnh); đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu); dự án quần thể khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ tại 2 xã Kim Bôi, Cuối Hạ (Kim Bôi); dự án khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Đồi Thung tại xã Quý Hòa (Lạc Sơn); dự án khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp hồ Khả tại xã Quý Hòa; dự án nhà máy sản xuất vôi, bột nhẹ Xuân Thiện Hòa Bình và nhà máy xi măng Xuân Thiện Hòa Bình tại xã Yên Bồng (Lạc Thủy). Trong báo cáo cần làm rõ những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới; phân công tiến độ, thời gian hoàn thành cụ thể cho các sở, ngành, địa phương có liên quan, báo cáo BCĐ trước ngày 31/7/2023 để tổ chức họp chuyên đề trong tháng 8/2023.

Ngoài ra, cần tập trung rà soát tiến độ giải ngân đầu tư công (ĐTC) năm 2023; kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2021-2025, cắt giảm, giãn hoãn những dự án chưa cấp bách sang kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2026-2030 (bao gồm các dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư và có trong kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2021-2025), đảm bảo cân đối nguồn lực để thực hiện các DATĐ của tỉnh, các công trình, dự án quốc kế  dân sinh, đặc biệt là lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa.

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan bố trí ngân sách năm 2023 cho các DATĐ của tỉnh, đặc biệt ưu tiên nguồn vốn để thực hiện GPMB. Các sở, ngành, địa phương có liên quan khẩn trương rà soát nguồn thu, nhất là các nguồn thu tăng thêm từ đất để có giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện. Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với UBND hai huyện Mai Châu, Đà Bắc tập  trung rà soát, điều chỉnh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lâm nghiệp theo Quyết định số 672/QĐ-TTg, ngày 25/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt dự án thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không phục vụ cho lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp, giải quyết các vướng mắc liên quan đến cấp GCNQSDĐ, khắc phục tình trạng chồng lấn (nếu có) để phục vụ tốt việc kiểm đếm, GPMB cho các DATĐ của tỉnh. Huyện Lạc Thủy tăng cường chỉ đạo giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư trên địa bàn huyện, đặc biệt là các DATĐ của tỉnh. 

Vừa qua, tại cuộc họp đánh giá tiến độ các DATĐ của tỉnh, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng BCĐ các DATĐ của tỉnh đã chỉ đạo Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và CĐT, các đơn vị liên quan chủ động làm hết trách nhiệm, tăng cường phối hợp đẩy nhanh tiến độ GPMB, xây dựng TĐC; tiến độ chuyển đổi đất rừng, đất lúa, thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định. Xây dựng kế hoạch chi tiết tháo gỡ khó khăn cho từng việc, từng dự án để tập trung chỉ đạo, hoàn thành tiến độ giải ngân. Việc chỉ đạo các DATĐ là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, người đứng đầu. 


Đinh Hòa

Các tin khác


Ngân hàng Nhà nước: Thông tư 06 không siết điều kiện cho vay đối với khách hàng

Ngày 24/7, Ngân hàng Nhà nước cho biết, Thông tư 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 không siết điều kiện cho vay đối với khách hàng mà đã tháo gỡ rất nhiều nội dung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, góp phần cung ứng thêm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phục hồi phát triển kinh tế.

Hội Nông dân huyện Cao Phong: Đa dạng hình thức hỗ trợ nông dân

(HBĐT) - Phát triển đa dạng mô hình kinh tế, tạo điều kiện cho nông dân vay vốn, tổ chức các lớp đào tạo nghề, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT)... là những cách làm đã, đang được Hội Nông dân (HND) huyện Cao Phong tích cực triển khai hiệu quả. Qua đó giúp nhiều hội viên nông dân (HVND) phát huy thế mạnh về trồng trọt, chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Cơ hội nào cho xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2023?

Mặc dù xuất khẩu hàng hoá vẫn còn gặp nhiều khó khăn song đã có một số tín hiệu vui trong 2 tháng gần đây. Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước đang tích cực triển khai các giải pháp để lấy lại đà tăng cho xuất khẩu.

Gỡ nút thắt chính sách để doanh nghiệp có thêm nhịp phục hồi

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), con số 100 nghìn doanh nghiệp rời bỏ thị trường trong sáu tháng đầu năm (tăng 19,7% so với cùng kỳ) vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều đơn vị đang rơi vào tình cảnh liêu xiêu, đứng bên bờ vực phá sản do vấp phải những nút thắt trong chính sách, gánh nặng thủ tục kiểm tra chuyên ngành, sự thiếu thống nhất giữa các đạo luật,...

Sản phẩm dầu lạc khẳng định tiêu chuẩn 4 sao

(HBĐT) - Nhận thấy cây lạc có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển trên đồng đất Yên Thuỷ, anh Đinh Đức Chiến, ở khu phố Lạc Vượng, thị trấn Hàng Trạm đã chọn khởi nghiệp bằng cách xây dựng thành công thương hiệu dầu lạc Yên Thủy. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2020 đã góp phần giúp người nông dân thoát khỏi tình trạng "được mùa mất giá”.

Thành phố Hòa Bình tạo sức bật cho sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Sau hơn 4 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), TP Hoà Bình có 11 sản phẩm được công nhận chất lượng 3 sao và 7 sản phẩm đạt chứng nhận 4 sao. Mục tiêu năm 2023, TP Hoà Bình tiếp tục xây dựng 10 sản phẩm OCOP 3 sao và nâng tầm 1 sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao. Để giữ vững chất lượng và nâng tầm sản phẩm OCOP, thành phố đã triển khai đồng bộ các giải pháp giúp đỡ chủ thể xây dựng quy trình sản xuất, quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục