(HBĐT) - Theo Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh (NHCSXH) tỉnh, trong năm 2023, đơn vị được NHCSXH Việt Nam giao kế hoạch tăng trưởng dư nợ các chương tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ là 53 tỷ đồng; hạn mức hỗ trợ lãi suất các khoản vay tại NHCSXH theo quy định tại Nghị định số 36/NĐ-CP ngày 30/7/2022 của Chính phủ là 25,2 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tham mưu UBND cấp thẩm quyền chỉ đạo và tích cực triển khai thực hiện.
Nguồn vốn cho vay phục hồi và phát triển KT-XH đã giúp nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế. Ảnh chụp tại xã Quyết Thắng, huyện Lạc Sơn.
Đến ngày 30/6, tổng dư nợ các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đạt trên gần 297 tỷ đồng, tăng 18,7 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2022, hoàn thành 89,7% kế hoạch dư nợ. Cụ thể, cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đạt 150 tỷ đồng/2.992 khách hàng, hoàn thành 100% kế hoạch; cho vay nhà ở xã hội dư nợ 123 tỷ đồng/345 khách hàng; cho vay học sinh - sinh viên mua máy tính, thiết bị học tập trực tuyến dư nợ 8,64 tỷ đồng/1.017 khách hàng; cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập đạt 0,68 tỷ đồng/15 khách hàng; cho vay Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT- XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt 14,54 tỷ đồng/259 khách hàng.
Đến hết quý II/2023, tổng số tiền hỗ trợ lãi suất các khoản vay tại NHCSXH là 28,3 tỷ đồng. Trong đó, 6 tháng đầu năm 2023 hỗ trợ hơn 14 tỷ đồng. Thông qua các chương trình cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đã góp phần phục hồi và phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh.
V.Đ
Nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Công Thương đưa ra đơn giá điện hiện nay là chưa hợp lý bởi giá điện sinh hoạt của người dân chi trả còn cao hơn cả giá điện sản xuất.
Việc thiết kế chính sách thuế cần những giải pháp hài hòa để giúp tăng thu ngân sách, nhưng vẫn hỗ trợ được doanh nghiệp trong nước phục hồi, phát triển và nuôi dưỡng nguồn thu trong tương lai.
(HBĐT) - Từ lâu giống lợn bản địa được nuôi chủ yếu trong các hộ gia đình. Vào dịp lễ, Tết hoặc gia đình có công việc, người tiêu dùng nhờ người quen tìm mua ở các hộ chăn nuôi.
Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng đã triển khai được hơn 3 tháng, tuy nhiên hiện mới có hơn 20 dự án đủ điều kiện vay, tương đương khoảng 10% số vốn sẽ được giải ngân.
Dệt may được xác định là ngành phát thải thuộc tốp 5 thế giới do số lượng quần áo, đặc biệt là thời trang nhanh (fast fashion) dùng trong thời gian ngắn và bỏ đi tạo ra lượng rác thải rất lớn, gây nguy hại môi trường.