(HBĐT) - Vụ mùa, hè thu canh tác vào thời điểm mùa mưa bão nên sâu bệnh dễ xuất hiện phá hoại cây trồng. Từ hướng dẫn của các ngành chuyên môn, nông dân các địa phương trong tỉnh đã chủ động các biện pháp hạn chế sâu bệnh, góp phần bảo vệ năng suất và chất lượng cây trồng đến khi thu hoạch.
Nông dân phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình) theo dõi diễn biến sâu bệnh, chăm sóc cây có múi.
Hiện, lúa mùa trà sớm đang ở giai đoạn cuối đẻ nhánh - đứng cái; trà chính vụ giai đoạn đẻ nhánh rộ - cuối đẻ nhánh; trà muộn bén rễ hồi xanh - đẻ nhánh. Để vụ mùa, hè thu đạt hiệu quả, nông dân các địa phương trong tỉnh đã tăng cường các biện pháp phòng, trừ sâu hại cho các loại cây trồng. Trong đó, bà con chú trọng tăng sức đề kháng để cây trồng phát triển tốt.
Ông Bùi Văn Thìn, xóm Xàm, xã Phú Lai (Yên Thủy) cho biết: Vụ này gia đình xuống giống gần 1.000 m2 lúa. Từ đầu vụ đến nay, ruộng lúa cũng xuất hiện một số loại sâu hại nhưng không đáng kể. Gần đây, gia đình phát hiện trên đồng ruộng có dấu hiệu của sâu đục thân hai chấm hại lúa nên đã phun thuốc phòng ngừa trước khi ruộng lúa bị sâu đục thân tấn công diện rộng.
Theo kế hoạch, vụ mùa, hè thu năm 2023, toàn tỉnh gieo trồng trên 44.500 ha cây hàng năm; trong đó gieo cấy 21.800 ha lúa, 11.500 ha ngô, trên 4.500 ha rau, đậu các loại... So với vụ đông xuân thì sản xuất vụ mùa, hè thu gặp khó khăn hơn do thời tiết đầu vụ nắng nóng nên phải bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý theo hướng giảm diện tích lúa, tăng diện tích cây màu nhằm tiết kiệm nước tưới. Để sản xuất hiệu quả, hiện nay, ngành chức năng, các địa phương tích cực hướng dẫn nông dân chăm sóc các loại cây trồng đúng theo quy trình kỹ thuật.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV), hiện nay, ốc bươu vàng tiếp tục gây hại trên 72 ha lúa vụ mùa tại các huyện: Tân Lạc, Lương Sơn, Yên Thủy; chuột gây hại trên 42 ha tại huyện Yên Thủy; bệnh nghẹt rễ phát sinh gây hại trên 2 ha ở Yên Thủy. Ngoài ra còn có tập đoàn rầy, sâu cuốn lá nhỏ, dòi đục nõn, châu chấu, ngộ độc hữu cơ... gây hại rải rác. Trên cây ngô, sâu keo mùa thu cũng gây hại trên 23 ha tại huyện Lạc Thủy. Chuột, sâu đục thân, bắp, bệnh đốm lá lớn, nhỏ, bệnh khô vằn… gây hại rải rác với mật độ và tỷ lệ thấp. Trên diện tích trồng cây ăn quả có múi, vườn kinh doanh đang giai đoạn phát triển quả; vườn kiến thiết ở giai đoạn phát triển thân lá có nơi cũng xuất hiện sâu bệnh. Ngoài ra, nhện nhỏ đang gây hại trên diện tích 55 ha ở huyện Lạc Thủy, Tân Lạc; bệnh vàng lá, thối rễ tiếp tục gây hại trên 12 ha tại Lạc Thủy. Các đối tượng bệnh chảy gôm, bọ trĩ, sâu vẽ bùa, sâu đục cành, rệp muội, rệp sáp, bệnh loét, bệnh sẹo... tiếp tục gây hại nhẹ rải rác tại các vùng.
Để chủ động phòng tránh, hạn chế tối đa ảnh hưởng của sâu, bệnh hại đến chất lượng lúa và cây trồng vụ mùa, hè thu, Chi cục TT&BVTV đề nghị các huyện, thành phố tiếp tục hướng dẫn nông dân thực hiện triệt để theo chỉ đạo tại Chỉ thị số 01/CT-UBND, ngày 9/1/2023 của UBND tỉnh về việc tăng cường phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn; Công văn số 1478/SNN-TTBVTV, ngày 9/6/2023 của Sở NN& PTNT về tập trung chỉ đạo sản suất vụ hè thu, vụ mùa năm 2023; Công văn số 24/TTBVTV-NVCM, ngày 16/1/2023 của Chi cục TT&BVTV về hướng dẫn biện pháp phòng trừ một số sâu bệnh hại nguy hiểm trên cây ăn quả có múi; Công văn số 234/TTBVTV-NVCM, ngày 9/6/ 2023 của Chi cục TT& BVTV về chủ động điều tra, phát hiện và phòng chống châu chấu mía hại cây trồng nông, lâm nghiệp...
Đồng chí Vũ Thị Anh Đào, Chi cục phó Chi cục TT&BVTV tỉnh cho biết: Dự báo trong thời gian tới, các đối tượng và dịch bệnh gây hại sẽ có xu hướng gia tăng nếu không có biện pháp xử lý kịp thời. Do đó, nông dân các địa phương tiếp tục chăm sóc cho vườn giai đoạn nuôi quả; chủ động phòng trừ các đối tượng gây hại trên cây có múi. Trên cây lúa, cần tăng cường làm cỏ, bón phân; chủ động theo dõi diễn biến thời tiết, khí hậu để đảm bảo dự tính dự báo sâu bệnh hại kịp thời, hiệu quả; chủ động kiểm tra, lấy mẫu rầy lưng trắng gửi phân tích để quản lý bệnh lùn sọc đen trên lúa mùa. Khuyến cáo nông dân hạn chế tối đa sử dụng thuốc BVTV trong giai đoạn lúa đẻ nhánh, đẻ nhánh rộ để bảo vệ thiên địch, hạn chế sâu bệnh cuối vụ. Quản lý chặt chẽ các nguồn nước, hồ chứa, điều tiết nước hợp lý phục vụ cho sản xuất...
Thu Hằng
(HBĐT) - Có vốn vay ưu đãi từ NHCSXH, không ít hộ dân ở xã Chí Đạo (Lạc Sơn) đã vượt qua khó khăn, tìm được hướng đi phù hợp để phát triển kinh tế, hướng tới làm giàu trên mảnh đất quê hương.
(HBĐT) - Những năm qua, thông qua vốn chính sách đã có hàng vạn công trình nước sạch và vệ sinh cho hộ gia đình ở vùng nông thôn được cải tạo, xây dựng. Qua đó góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vùng nông thôn.
(HBĐT) - Theo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Yên Thủy, đến hết tháng 7/2023, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 407,9 tỷ đồng/10.543 khách hàng còn dư nợ.
(HBĐT) - Theo Chi nhánh NHCSXH tỉnh, trong 7 tháng qua, trên địa bàn tỉnh có 19.176 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn chính sách. Trong đó, chương trình cho vay NS&VSMTNT có nhiều khách hàng vay vốn nhất với hơn 7 nghìn lượt hộ vay; tiếp đến là các chương trình cho vay hộ nghèo (gần 3,3 nghìn lượt hộ vay), giải quyết việc làm (hơn 3,1 nghìn lượt hộ vay), hộ cận nghèo (hơn 2,5 nghìn lượt hộ vay), hộ mới thoát nghèo (hơn 1,3 nghìn hộ vay).
(HBĐT) - Chiều 7/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị theo hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 20 tỉnh, thành phố để bàn về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 44/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất. Dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương.
(HBĐT) - Sáng 8/8, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố tổng kết, đánh giá và đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh (PCDB) động vật.