(HBĐT) - Chiều 7/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị theo hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 20 tỉnh, thành phố để bàn về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 44/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất. Dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương.


Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh.

Luật Đất đai năm 2013 giao Chính phủ quy định khung giá đất và các phương pháp định giá đất. Theo đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 quy định 5 phương pháp định giá đất, bao gồm: phương pháp so sánh trực tiếp; chiết trừ; thu nhập; thặng dư; hệ số điều chỉnh giá đất. Đồng thời, giao Bộ TN&MT hướng dẫn thực hiện các phương pháp định giá đất.

Các quy định về giá đất trong pháp luật đất đai năm 2013 đã cơ bản tạo hành lang pháp lý đồng bộ, quy trình chặt chẽ. Thông qua công tác định giá đất cụ thể, giá đất đã cơ bản phù hợp với giá thị trường, hạn chế thất thu ngân sách Nhà nước, đảm bảo quyền lợi của người có đất bị thu hồi. Tuy nhiên, sau hơn 9 năm thi hành, Nghị định số 44/2014/NĐ-CP xuất hiện những tồn tại, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung. Chính phủ đã giao Bộ TN&MT xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP và Nghị định số 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

Quá trình xây dựng dự thảo Nghị định, Bộ TN&MT đã đề xuất 3 phương pháp định giá đất, gồm: So sánh trực tiếp, thu nhập, hệ số điều chỉnh giá đất. Cùng với đó, Bộ TN&MT đã dự thảo Nghị định theo hướng không quy định phương pháp thặng dư; đồng thời sửa đổi, bổ sung phương pháp so sánh theo hướng lồng ghép một số nội dung của phương pháp thặng dư để định giá đất đối với thửa đất, khu đất chưa được đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Dự thảo Nghị định đã nhận được sự tham gia góp ý của các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư; một số bộ, ngành, tổ chức và nhiều chuyên gia, nhà khoa học có hiểu biết, kinh nghiệm về vấn đề định giá đất.   

Tại hội nghị, đại biểu đã thảo luận các nội dung góp ý vào dự thảo Nghị định mới. Trong đó, phân tích những khó khăn, vướng mắc trong công tác định giá đất; góp ý đối với các phương pháp định giá đất đang áp dụng; đề xuất áp dụng các phương pháp định giá đất phù hợp điều kiện thực tiễn… Qua đó bước đầu thống nhất các nội dung quan trọng cần đưa vào Nghị định mới.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ghi nhận ý kiến trao đổi của các chuyên gia và lãnh đạo bộ, ngành, địa phương. Nhấn mạnh sự cần thiết phải ban hành Nghị định mới, Phó Thủ tướng yêu cầu cơ quan soạn thảo nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp, đảm bảo chất lượng dự thảo để trình Chính phủ xem xét, ban hành. Việc xây dựng Nghị định mới cần kịp thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, sử dụng đất và phục vụ phát triển KT-XH.  

Thu Trang

Các tin khác


Sử dụng hiệu quả vốn ủy thác từ ngân sách địa phương

(HBĐT) - Những năm qua, từ nguồn vốn ủy thác của ngân sách địa phương (NSĐP) chuyển sang, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã thực hiện cho vay đối với hàng nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Dự báo tỷ giá VND/USD có thể tăng trong ngắn hạn

Sau khi tỷ giá trung tâm liên tục tăng nhiều ngày, với biên độ +/-5% được Ngân hàng Nhà nước áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng đang áp dụng là 25.016 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.633 VND/USD. Giới phân tích nhận định, tỷ giá VND/USD có thể tăng trong ngắn hạn.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô

Sáng 5/8, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 7 năm 2023 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng của năm 2023; chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 24/CT-TTg về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay.

Tiếp sức cho doanh nghiệp

(HBĐT) - "Trong bối cảnh nhiều thách thức như hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp (DN) cần được tiếp sức để vượt qua khó khăn, phát triển bền vững”. Đây là thông điệp chung của DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh khi đối thoại với chính quyền và các sở, ngành liên quan.

Chung sức, đồng lòng xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển toàn diện, bền vững

ĐINH CÔNG SỨ 
PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH 

(HBĐT) - Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng. Việc chăm lo cho đồng bào các dân tộc thiểu số là trách nhiệm, nghĩa vụ và đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã triển khai trong những năm qua, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang đổi thay đáng kể trên nhiều lĩnh vực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục