(HBĐT) - Được thiên nhiên ưu đãi, hợp tác xã (HTX) Green life xã Hợp Tiến (Kim Bôi) đã và đang phát huy lợi thế để tạo ra những sản phẩm mật ong thượng hạng được khách hàng ưa chuộng.




Anh Đinh Công Thuần (đứng giữa), Giám đốc HTX Green life giới thiệu sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến (Kim Bôi).

Hợp Tiến là xã nổi tiếng với khu rừng đặc dụng hơn 5.000 ha. Ngoài một số loài hoa rừng (hoa chó đẻ, ngũ gia bì), nơi đây còn có các loại dược liệu quý như hoa cây xạ đen, ba kích… nên đem lại cho người nuôi ong nguồn mật có giá trị, nhiều tác dụng. Những đàn ong đã cho người dân "lộc trời" mà không phải vùng đất nào cũng có được. Nghề nuôi ong lấy mật đã trở thành một nghề đem lại sinh kế bền vững, tạo nguồn thu nhập ổn định.

Để người dân không nuôi ong tự phát, đồng thời phát triển thương hiệu mật ong rừng Hợp Tiến đến với khách hàng, từ tháng 7/2021, HTX Green life được thành lập với tổng vốn điều lệ trên 700 triệu đồng. Thành viên đều là những người giàu kinh nghiệm nuôi ong trong xã. Năm 2022, sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến đã được xếp hạng OCOP 3 sao cấp tỉnh. Để có được thành công này, trong quá trình nuôi ong, các thành viên HTX tuân thủ các quy trình kỹ thuật.

Ông Bùi Văn Trang, thành viên HTX Green life chia sẻ: Trước đây, chúng tôi tự tìm kiếm thị trường và nuôi ong đơn giản, từ khi tham gia HTX, thành viên được trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau. Sản phẩm có thương hiệu, truy xuất nguồn gốc rõ ràng nên khách hàng tin tưởng, tiêu thụ dễ hơn và được HTX bao tiêu 70%. 


Hiện nay, với quy mô lên đến 4.500 đàn ong nuôi tự nhiên, trung bình sản lượng mật ong của HTX đạt 40 nghìn lí/nămt, tổng thu nhập khoảng 6 tỷ đồng. HTX hiện tạo việc làm ổn định cho 12 lao động với thu nhập từ 4,5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Việc thu mật được HTX thực hiện theo đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng. Sản phẩm được gắn nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc và đóng lọ thủy tinh thể tích 350 - 500 ml. Mẫu mã, hình thức đẹp mắt, sang trọng.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và đưa thương hiệu mật ong rừng Hợp Tiến vươn xa, tháng 1/2023, HTX Green life đã được dự án Ứng dụng khoa học và công nghệ bàn giao máy hạ thủy phần mật ong trị giá 230 triệu đồng. Trong đó, HTX đối ứng 30%, còn lại ngân sách huyện hỗ trợ. Giá trị kinh tế khi sử dụng thiết bị này là giá mật ong có thể tăng lên đến 300.000 đồng/lít, lượng nước sau khi được xử lí qua máy hạ thủy phần mật ong sẽ trở về dưới 18%. Đây là tỉ lệ đạt theo tiêu chuẩn để xuất khẩu sang các thị trường khó tính nhất như châu Âu.


Ngoài sản phẩm mật, HTX còn phát triển các sản phẩm từ mật ong như: nến sáp ong, rượu mật ong… được tiêu thụ tại các cửa hàng thực phẩm sạch tại TP Hòa Bình, Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Thời gian tới, để sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến vươn xa và đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao, bên cạnh việc nỗ lực nâng cao chất lượng, HTX Green life rất cần các cấp, ngành liên quan tạo điều kiện hơn nữa để tham gia nhiều sự kiện, hội chợ thương mại nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng.

Anh Đinh Công Thuần, Giám đốc HTX Green life chia sẻ: Để sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao, chúng tôi xây dựng kế hoạch cụ thể, trong đó chủ yếu là mở rộng quy mô, đưa kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất mật ong. Mong các cấp, ngành tạo điều kiện hỗ trợ máy móc sản xuất và quảng bá thương hiệu.


Với những kế hoạch cụ thể trong sản xuất, kinh doanh, cùng sự hỗ trợ của các cấp, ngành, sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến đang hướng tới đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao, góp phần thúc đẩy đưa nông sản huyện vươn xa.


Thu Hường (Trung tâm VH-TT&TT huyện Kim Bôi)

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục