(HBĐT) - Khai thác điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để trồng na, người dân thôn Đồng Bong, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) đã nhân rộng giống na dai cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường đón nhận. Hiện tại, toàn xã có 55 ha na, riêng thôn Đồng Bong có trên 30 ha. Cuối năm 2020, na dai Đồng Bong được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Thu hoạch 2 vụ/năm, giá bán cao, thị trường ổn định, cây na đã đem lại nguồn thu đáng kể cho nhiều hộ dân.
Mô hình trồng na theo tiêu chuẩn VietGAP của gia đình anh Đào Văn Hùng, thôn Đồng Bong, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) cho hiệu quả kinh tế cao.
Đồng chí Nguyễn Đức Hân, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm cho biết: "Những vườn na của các hộ thôn Đồng Bong cũng như toàn xã Đồng Tâm đều phát triển tốt, góp phần tích cực giúp đời sống người dân ngày càng nâng cao. Nhằm hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, hàng năm, xã tổ chức các lớp tập huấn về trồng, chăm sóc na; triển khai các gói vay vốn, khuyến khích các hộ mở rộng quy mô, diện tích sản xuất, ưu tiên về chất lượng. Cây na đang tỏ rõ là một trong những cây trồng chủ lực, phù hợp với xã, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, đóng góp quan trọng trong phát triển KT-XH của địa phương".
Hiện, na được trồng chủ yếu ở thôn Đồng Bong, Đại Đồng và một số thôn lân cận. Hộ trồng ít thì vài nghìn m2, hộ nhiều có từ 1-2 ha với hàng nghìn gốc na. Đây là cây trồng không mới ở xã, nhiều hộ vẫn giữ những gốc na từ vài chục năm trước. Những năm trở lại đây, nhu cầu thị trường và giá bán đều tăng, chất lượng na của địa phương được nhiều người biết đến. Đến năm 2020, nhiều hộ đã chuyển sang trồng na. Nhiều diện tích được đầu tư trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Na được trồng đại trà thay thế cho những cây trồng kém hiệu quả. Ngoài chính vụ, người trồng đã áp dụng KHKT để cây na cho quả trái vụ, tăng thu nhập đáng kể.
Thăm vườn của anh Đào Văn Hùng, hộ trồng na lớn nhất thôn Đồng Bong, được UBND xã công nhận vườn mẫu với gần 1,5 ha, anh Hùng cho biết: "Năm 2020, gia đình tôi triển khai xây dựng mô hình trồng na dai theo tiêu chuẩn VietGAP với 600 gốc, đến nay đã phát triển trên 1.000 gốc. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, mỗi năm vườn na cho thu chính vụ và trái vụ đạt trên 22 tấn, giá bán trung bình 30.000 đồng/kg, qua đó đem lại thu nhập từ 150-180 triệu đồng/năm sau khi trừ đi chi phí. Sản phẩm được thị trường đón nhận tích cực, đầu ra ổn định, nhiều khi không còn hàng để bán. Cây na đang là nguồn thu nhập chính của gia đình tôi”.
Chia sẻ về kinh nghiệm, kỹ thuật trồng và chăm sóc na, anh Hùng cho biết: "Muốn cây na cho quả sai, to, chất lượng tốt, không chín rộ vào 1 vụ mà trải đều, tạo na trái vụ thì phải thụ phấn thủ công cho na. Để thụ phấn đạt hiệu quả cao phải chọn ngày nắng ráo, hái những hoa ở gần ngọn, đầu các cành nhỏ để lấy phấn. Thời gian hái hoa tốt nhất là buổi chiều. Phương pháp thụ phấn thủ công có thể 1 năm cho thu 2 vụ, vụ chính vào tháng 8, trái vụ thu hoạch khoảng tháng 10. Thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, chủ yếu xuất về Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình và các vùng lân cận".
Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, do đó cây na phát triển tốt, sản phẩm có hương vị đặc trưng. Trồng na không cần kỹ thuật phức tạp, nhưng đòi hỏi nhiều công chăm sóc. Ngoài bổ sung phân bón, nước tưới thì cần cắt, tỉa cành thường xuyên để cho quả to, đậu đúng thời điểm, tránh được nhiều loại sâu bệnh. Hàng năm, xã Đồng Tâm đều mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng na, giúp các hộ nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, phòng trừ dịch bệnh. Việc xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP 3 sao na dai Đồng Bong đã tạo ra nông sản chất lượng cao gắn với thế mạnh của địa phương, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Đến nay, thu nhập bình quân toàn xã đạt 65 triệu đồng/người/năm.
Hoàng Anh
(HBĐT) - Với quyết tâm cao nhất hoàn thành mục tiêu: Chủ động, chuẩn bị từ sớm, từ xa, từ trước đối với công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) bảo vệ an ninh, an toàn, tính mạng, bình yên cuộc sống của nhân dân, tài sản của Nhà nước và Nhân dân, LLVT tỉnh đã và đang tập trung cao độ hoàn thành công tác chuẩn bị diễn tập phòng thủ dân sự (PTDS) tỉnh năm 2023. Phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn Đại tá Đinh Đình Trường, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ) diễn tập PTDS tỉnh về nội dung này.
Thảo luận về công tác dân nguyện mới đây, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu ý kiến về việc chậm hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) cho doanh nghiệp (DN). Để tìm hướng giải quyết sớm cho DN, phóng viên báo Tin tức đã có cuộc trao đổi với ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban pháp chế VCCI về vấn đề này.
(HBĐT) - Dù huyện Cao Phong đã cắm biển "Thông báo kết thúc thu hoạch cam Cao Phong niên vụ 2022 - 2023 kể từ ngày 25/5/2023” tại đầu huyện, cuối huyện và khu vực chợ nông sản huyện, nhưng một số điểm bán lẻ cam ngay trên địa bàn huyện vẫn bán cam nơi khác mạo danh cam Cao Phong.
(HBĐT) - Tháng 7 vừa qua, tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh tiếp tục có chuyển biến tích cực so với tháng 6. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng khoảng 23,84%. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng khoảng 6,52%; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng khoảng 77,71%.
(HBĐT) - Có vốn vay ưu đãi từ NHCSXH, không ít hộ dân ở xã Chí Đạo (Lạc Sơn) đã vượt qua khó khăn, tìm được hướng đi phù hợp để phát triển kinh tế, hướng tới làm giàu trên mảnh đất quê hương.
(HBĐT) - Những năm qua, thông qua vốn chính sách đã có hàng vạn công trình nước sạch và vệ sinh cho hộ gia đình ở vùng nông thôn được cải tạo, xây dựng. Qua đó góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vùng nông thôn.