(HBĐT) - Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của rừng trong phát triển kinh tế, trong những năm qua, xã Nuông Dăm (Kim Bôi) tập trung công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Các mô hình trồng rừng được nhân rộng, đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân trong việc tăng thu nhập, cải thiện đời sống, từng bước phát triển lâm nghiệp bền vững.


Xã Nuông Dăm (Kim Bôi) hiện có trên 1.750 ha rừng sản xuất, trong đó 90% diện tích trồng keo. 

Là xã đặc biệt khó khăn, hoạt động canh tác của người dân còn nhiều trở ngại do địa hình chủ yếu đồi, núi. Việc trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả còn manh mún, nhỏ lẻ không đem lại hiệu quả cao. Nhằm phát huy hiệu quả những lợi thế về địa hình đồi, núi, thời gian qua, công tác trồng rừng đã trở thành phong trào sâu rộng trong quần chúng nhân dân và là nghề đem lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Hiện, xã có trên 3.085 ha đất có rừng, trong đó trên 1.330 ha rừng phòng hộ, gần 1.753 ha rừng sản xuất, không có diện tích đất trống.

Đồng chí Bùi Đức Quảng, cán bộ địa chính - nông nghiệp xã Nuông Dăm cho biết: Để triển khai công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng hiệu quả, Đảng ủy, chính quyền xã thực hiện nhiều chính sách, giải pháp phù hợp, gắn trách nhiệm và lợi ích kinh tế cho người trồng rừng, giúp người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, công tác giao đất, giao rừng cho người dân được thực hiện tốt, thường xuyên tuyên truyền, nhân rộng các mô hình trồng rừng có hiệu quả để nâng cao đời sống cho người dân và tỷ lệ độ che phủ của rừng. Theo đó, xã duy trì độ che phủ rừng ở mức 65% trở lên.

Nhận thấy trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế, thông qua công tác tuyên truyền, người dân xã Nuông Dăm tập trung trồng rừng sản xuất, chủ yếu là trồng keo. Cây keo sinh trưởng nhanh, phù hợp với thổ nhưỡng. Thời gian trồng từ 5 - 7 năm để đảm bảo sản lượng gỗ khai thác cao cũng như chất lượng gỗ ổn định. Giá keo được thu mua từ 800 nghìn - 1 triệu đồng/m3, đã mang lại giá trị kinh tế cao. 6 tháng đầu năm nay, sản lượng gỗ khai thác toàn xã đạt 1.130 m3. Nguồn thu nhập từ trồng rừng kết hợp bán dược liệu dưới tán rừng góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống người dân. Ngoài ra, xã chú trọng cân bằng diện tích rừng trồng với diện tích rừng khai thác để đảm bảo phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng.

Xác định phát triển kinh tế rừng là một trong những thế mạnh của địa phương, thời gian tới, xã Nuông Dăm tập trung trồng rừng theo hướng phát triển bền vững, mở rộng rừng sản xuất; chú trọng trồng keo thời gian trên 10 năm là độ tuổi mang đến giá trị tốt nhất trong sản xuất cũng như giá thành. Ngoài ra, tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ rừng, đặc biệt là phòng chống cháy rừng, không ngừng phát huy tiềm năng, thế mạnh của xã về phát triển lâm nghiệp, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên rừng có hiệu quả.

Đồng chí Nguyễn Văn Chí, Phó Chủ tịch UBND xã Nuông Dăm cho biết: Thời gian qua, Đảng ủy, chính quyền xã đã chỉ đạo xây dựng một số giải pháp mang tính chiến lược như: quy hoạch cơ cấu vùng cây trồng hợp lý để tạo vùng trồng tập trung, ổn định; hỗ trợ các chính sách ưu đãi vay vốn cho người dân trồng rừng; cải thiện chất lượng giống cây lâm nghiệp phù hợp với thổ nhưỡng địa phương; áp dụng các biện pháp canh tác lâm nghiệp tiên tiến theo hướng ứng dụng công nghệ cao; tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ gỗ rừng trồng… Bên cạnh đó, chỉ đạo các ngành, đoàn thể, các xóm làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng ở các khu dân cư, từ đó giúp khai thác tài nguyên rừng hiệu quả.


Hoàng Dương


Các tin khác


Hướng đi mới cho hợp tác xã trồng mía

(HBĐT) - Cây mía là một trong những đặc sản của tỉnh Hòa Bình được nhiều người biết đến. Trải qua vài chục năm sinh trưởng trên đất Hòa Bình, cây mía tím đã có thương hiệu, có thị trường.

8 tháng, dư nợ cho vay của ngành Ngân hàng tăng 6% so với cuối năm 2022

(HBĐT) - 8 tháng qua, các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách, chương trình tín dụng; đồng thời, tích cực rà soát khách hàng đủ điều kiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn.

Đôn đốc thu, nộp ngân sách Nhà nước tỉnh

(HBĐT) - Chiều 21/8, UBND tỉnh tổ chức họp Ban Chỉ đạo đôn đốc thu, nộp ngân sách Nhà nước tỉnh nhằm đánh giá kết quả thu ngân sách Nhà nước 7 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ các tháng tiếp theo năm 2023. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo đôn đốc thu, nộp ngân sách Nhà nước tỉnh chủ trì cuộc họp.

Thu ngân sách Nhà nước - nhiều áp lực cuối năm

(HBĐT) - Trong 8 tháng, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh ước thực hiện 2.238 tỷ đồng, đạt 32,4% dự toán HĐND tỉnh, bằng 71% so với cùng kỳ năm 2022. Để phấn đấu hoàn thành dự toán HĐND tỉnh giao cả năm là 6.900 tỷ đồng, trong 4 tháng cuối năm phải thực hiện thu khoảng 4.662 tỷ đồng, bình quân khoảng 1.165,5 tỷ đồng/tháng, tăng gấp 4 lần so với thu bình quân 8 tháng (khoảng 279,8 tỷ đồng/tháng). Theo Cục Thuế tỉnh, đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề và thực hiện trong bối cảnh nhiều áp lực.

Xã Tân Minh mong những cây cầu mới

(HBĐT) - Mỗi khi mưa lũ, việc đi lại, vận chuyển nông sản, hàng hóa của bà con xã Tân Minh (Đà Bắc) hết sức khó khăn do ngầm tràn Diều Luông, xóm Diều Luông và ngầm Trầm ở xóm Mít ngập hoàn toàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục