(HBĐT) - Cây mía là một trong những đặc sản của tỉnh Hòa Bình được nhiều người biết đến. Trải qua vài chục năm sinh trưởng trên đất Hòa Bình, cây mía tím đã có thương hiệu, có thị trường.


Để đạt tiêu chuẩn mía xuất khẩu, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xanh Hưng Thịnh, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) chú trọng khâu chăm sóc đảm bảo chất lượng đồng đều.

Về chất lượng, mẫu mã, mía tím Hòa Bình có thân bóng mịn, sắc vỏ màu tím thẫm, dóng dài, cảm nhận khi ăn vị ngọt thơm, thịt mềm không bị cứng như ở nhiều nơi trồng khác. Cây mía không chỉ phù hợp điều kiện thổ nhưỡng địa phương, dễ trồng, ít đòi hỏi công chăm bón mà còn đem lại thu nhập cao gấp 3 - 4 lần trồng lúa. Những năm trước, mía là cây chủ lực phát triển kinh tế của nhiều xã trong tỉnh. Sản phẩm chủ yếu là mía tím ăn tươi và mía trắng ép nước.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều loại hoa quả, nước uống cạnh tranh, việc tiêu thụ mía ngày càng giảm và thất thường. Năm nắng nhiều, ít người trồng thì được giá. Năm mưa nhiều, diện tích mía lớn thì mất giá. Cũng không ít vụ người nông dân phải ngậm đắng thuê người chặt bỏ để dọn vườn cho vụ sau.

Rút kinh nghiệm từ những thất bại của người nông dân, Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp xanh Hưng Thịnh, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn tìm hướng trồng mía xuất khẩu sang thị trường châu Âu và Mỹ. Trước khi trồng, HTX chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm. Ông Nguyễn Mạnh Trường, Giám đốc HTX cho biết: So với các cây trồng khác, cây mía ở Hòa Bình có hiệu quả cao. Đây là cây ngắn ngày, dễ trồng, dễ chăm sóc. Tuy nhiên, để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đòi hỏi chọn giống mía kỹ lưỡng từ đầu vào. Chọn giống có chất lượng tốt như: QT1, QDD93, LS1. Ngoài ra chăm sóc hơn bình thường để được cây to, đều cây và không bị sâu bệnh. Để đạt tiêu chuẩn chúng tôi bón nhiều phân chuồng, bóc lá, làm cỏ thường xuyên… Bên cạnh đó cần đáp ứng đủ các tiêu chí về an toàn thực phẩm, chất lượng mía đồng đều, đạt quy chuẩn. Giá mía thị trường hiện thu mua từ 7.000 - 8.000 đồng/cây, bán cân từ 3.700 - 4.000 đồng/kg. Với giá này trồng 1 ha doanh thu khoảng trên 300 triệu đồng, người trồng mía có thể yên tâm sản xuất. Vụ mía năm ngoái HTX trồng được 4 ha, năm nay mở rộng khoảng 15ha. Chúng tôi trồng rải vụ để có thể xuất khẩu được các tháng trong năm.

Một trong những lợi thế của HTX khi tiến hành xuất khẩu mía là có diện tích rộng, sản lượng lớn, điều kiện chăm sóc đồng bộ. Hiện nay, HTX dịch vụ tổng hợp và phát triển nông thôn Bình Minh, huyện Tân Lạc trồng hơn 10 ha mía trắng và mía tím, 35,2ha bưởi, có 2 trại gà trên 1 vạn con. Bà Nguyễn Thị Oanh, Giám đốc HTX cho biết: Trong thời gian qua, việc tiêu thụ mía phụ thuộc vào thị trường tự do. Điều kiện chăm sóc mía phụ thuộc vào từng gia đình, do vậy chất lượng sản phẩm không được đồng đều. Để giải quyết đầu ra cho sản phẩm, từ vụ mía năm nay chúng tôi tìm đối tác hướng tới xuất khẩu. Đồng thời quy hoạch diện tích mía hợp lý, không phụ thuộc vào thị trường tự do mà đầu tư chăm sóc cây mía tốt hơn để có đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Đây là hướng đi an toàn và bền vững cho cây mía phát triển trên đồng đất Tân Lạc.


Việt Lâm


Các tin khác


Xã Tân Minh mong những cây cầu mới

(HBĐT) - Mỗi khi mưa lũ, việc đi lại, vận chuyển nông sản, hàng hóa của bà con xã Tân Minh (Đà Bắc) hết sức khó khăn do ngầm tràn Diều Luông, xóm Diều Luông và ngầm Trầm ở xóm Mít ngập hoàn toàn.

Hội Cựu chiến binh huyện Tân Lạc: Sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi

(HBĐT) - Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Tân Lạc có trên 5.700 hội viên, sinh hoạt tại 17 cơ sở Hội. Phát huy truyền thống, phẩm chất người lính Cụ Hồ, trở về với cuộc sống đời thường, hội viên CCB huyện luôn nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, giúp đỡ, động viên nhau vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Nhờ đó đã hình thành nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, góp phần phát triển KT-XH địa phương.

Tiếp tục giải ngân vốn kế hoạch năm 2022 cho các dự án, tiểu dự án

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hiện nay, các đơn vị, địa phương trong tỉnh tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần của chương trình.

Tăng tốc chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Chuyển đổi số đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại doanh nghiệp.

124 xã đạt tiêu chí số 16 về văn hóa

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, toàn tỉnh có 124/129 xã đạt tiêu chí số 16 về văn hóa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục