(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Lạc Thủy có 2 dự án trọng điểm sử dụng vốn đầu tư ngoài ngân sách: Dự án Nhà máy sản xuất vôi, bột nhẹ Xuân Thiện Hòa Bình và Nhà máy xi măng Xuân Thiện Hòa Bình đều do công ty TNHH Xuân Thiện Hòa Bình đầu tư. Đến nay, khối lượng công việc đạt khoảng 75% kế hoạch đề ra, còn một số vướng mắc trong thực hiện các thủ tục đầu tư, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng rừng...
Dự án Nhà máy sản xuất vôi, bột nhẹ Xuân Thiện Hòa Bình triển khai trên địa bàn xã Yên Bồng (Lạc Thủy).
Dự án Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ Xuân Thiện Hòa Bình có tổng mức đầu tư trên 8.000 tỷ đồng; quy mô xây dựng nhà máy sản xuất vôi sống, vôi hydrat và bột nhẹ; tổng công suất 2,16 triệu tấn sản phẩm/năm; làm tuyến đường vận hành dài 3,2 km, rộng 30 m; xây dựng cảng bốc xếp hàng hóa có năng lực phục vụ khoảng 8,2 triệu tấn/năm. Diện tích sử dụng đất khoảng 166,82 ha, dự kiến đến tháng 5/2025 hoàn thành đầu tư giai đoạn 1, đến tháng 5/2026 hoàn thành đầu tư giai đoạn 2.
Dự án Nhà máy xi măng Xuân Thiện Hòa Bình có tổng mức đầu trên 29.800 tỷ đồng; công suất thiết kế 25.000 tấn clanhke/ngày, tương ứng 10 triệu tấn xi măng/năm, chia thành 2 giai đoạn (mỗi giai đoạn đầu tư có công suất 12.500 tấn clanhke/ngày, tương ứng 5 triệu tấn xi măng/năm); diện tích sử dụng đất 579,6 ha. Dự kiến giai đoạn 1 từ năm 2022-2024, giai đoạn 2 đến năm 2028.
2 dự án đều gặp khó khăn về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB), thỏa thuận với người dân và các thủ tục liên quan đến đến đầu tư xây dựng. Ông Nguyễn Huy Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xuân Thiện Hòa Bình cho biết: Đây là 2 dự án trọng điểm của Tập đoàn Xuân Thiện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai gặp những khó khăn về GPMB, các thủ tục đầu tư, xây dựng, phòng cháy chữa cháy,... chủ yếu ở Trung ương. Đến nay, tuyến đường Dự án Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ Xuân Thiện Hòa Bình đã hoàn thành khảo sát và được nghiệm thu phần đường dành cho mục đích dân sinh, sử dụng chung nhưng chưa được chuyển mục đích sử dụng rừng. Do phát sinh thủ tục này nên dù dự án đã được giao đất 3 đợt nhưng vẫn chưa thể khởi công xây dựng. Mỏ nguyên liệu của dự án chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đưa vào danh mục không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, kéo theo các công việc khác bị chậm, vì dự án chỉ hoạt động đúng tiến độ khi vùng nguyên liệu đảm bảo. Công ty tích cực phối hợp để tháo gỡ khó khăn, có đất sẽ khởi công sau 3 tháng. Đề nghị, các sở, ngành và huyện Lạc Thủy tích cực hỗ trợ trong công tác đền bù, đây là điều kiện quan trọng thúc đẩy dự án.
Chủ tịch UBND huyện Lạc Thủy Nguyễn Văn Hải cho biết: Huyện sẽ phối hợp với nhà đầu tư, phân công nhiệm vụ cụ thể cho lãnh đạo các phòng, ban, cấp ủy, chính quyền cơ sở để đẩy nhanh tiến độ GPMB. Mới đây, Ban chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh đã họp đánh giá: Các cấp, các ngành, huyện Lạc Thủy và Công ty TNHH Xuân Thiện Hòa Bình đã làm tốt công tác phối hợp, tích cực tổ chức triển khai thực hiện, giải quyết được nhiều vướng mắc liên quan đến đầu tư xây dựng 2 dự án tại xã Yên Bồng, đến nay đạt khoảng 75% kế hoạch đề ra. Bên cạnh kết quả vẫn còn một số vướng mắc trong thực hiện các thủ tục đầu tư.
Thời gian tới, Ban chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh giao Huyện ủy Lạc Thủy lãnh đạo UBND huyện khẩn trương thành lập tổ công tác phụ trách GPMB do 1 đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực TN&MT làm tổ trưởng; phối hợp với Sở TN&MT đẩy nhanh tiến độ đo đạc, kiểm đếm, lập phương án đền bù GPMB; phối hợp với chủ đầu tư chi trả tiền bồi thường GPMB. Giao Sở TN&MT tăng cường cán bộ và cử 1 đồng chí có kinh nghiệm để phối hợp với UBND huyện thực hiện các thủ tục đất đai để đẩy nhanh tiến độ GPMB, bàn giao cho chủ đầu tư theo quy định. Đề nghị chủ đầu tư bố trí đầy đủ kinh phí thực hiện chi trả tiền bồi thường GPMB; cử cán bộ phối hợp với UBND huyện và các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát đầy đủ diện tích đất cần GPMB của 3 dự án (dự án Nhà máy sản xuất vôi, bột nhẹ Xuân Thiện Hòa Bình, dự án Nhà máy xi măng Xuân Thiện Hòa Bình, Cảng Xuân Thiện Hòa Bình) và các thủ tục về đầu tư, xây dựng theo quy định.
Đối với các vấn đề liên quan đến các thủ tục ở Trung ương, đề nghị Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thiện theo quy định pháp luật hiện hành. Giao Sở KH&ĐT phối hợp với huyện Lạc Thủy, chủ đầu tư rà soát, cập nhật đầy đủ dự án Nhà máy sản xuất vôi, bột nhẹ Xuân Thiện Hòa Bình và dự án Nhà máy xi măng Xuân Thiện Hòa Bình tại xã Yên Bồng, huyện Lạc Thủy vào Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo các điều kiện triển khai dự án theo quy định. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các dự án với tiến độ, thời gian và cơ quan, đơn vị thực hiện cụ thể. Yêu cầu chủ đầu tư tập trung nguồn lực, bổ sung cán bộ, thường xuyên phối hợp với các sở, ngành, UBND huyện để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, phấn đấu khởi công các dự án chậm nhất trong quý I/2024.
L.C
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ đầu năm đến nay, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã vận động hội viên đóng góp được 7.047 ngày công lao động, hiến 3.105 m2 đất để xây dựng đường giao thông nông thôn; nạo vét, tu sửa và khơi thông dòng chảy gần 200 km kênh mương nội đồng; phát quang gần 300 km đường giao thông nông thôn.
Đà sụt giảm xuất nhập khẩu đang tiếp tục chậm lại. Tính chung 8 tháng, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu hơn 20 tỷ USD.
Thời bình, ngành Công nghiệp quốc phòng tập trung phát triển sản xuất quốc phòng và tham gia sản xuất xây dựng nền kinh tế đất nước. Theo đó, các doanh nghiệp lĩnh vực này bên cạnh sản xuất mặt hàng quốc phòng, còn nâng cao năng lực sản xuất sản phẩm dân sinh phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
(HBĐT) - UBND tỉnh ban hành Công văn số 1457/UBND-KTN, ngày 25/8/2023 về triển khai thực hiện các nhiệm vụ sản xuất lúa gạo bền vững.
Lãi suất huy động tại các ngân hàng liên tiếp giảm sâu ở nhiều kỳ hạn. Đến nay chỉ còn đếm trên đầu ngón tay ngân hàng niêm yết lãi suất trên 7%/năm.