Năm 2024, Kiểm toán Nhà nước dự kiến sẽ lựa chọn kiểm toán các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025.
Kiến nghị xử lý hơn 10.000 tỷ đồng
Sáng 12/9, tại Phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo công tác năm 2023 và kế hoạch kiểm toán năm 2024 của Kiểm toán Nhà nước.
Trình bày báo cáo của Tổng Kiểm toán Nhà nước về công tác năm 2023, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Doãn Anh Thơ cho biết với phương châm "làm ít nhưng chất", kế hoạch kiểm toán năm 2023 đã giảm 49 nhiệm vụ (tương ứng giảm 67 đoàn) so với năm 2022.
Kế hoạch kiểm toán cũng lựa chọn kiểm toán các chủ đề lớn, chuyên đề có phạm vi rộng được Quốc hội, dư luận xã hội quan tâm. Đồng thời kịp thời bổ sung một số nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và của Thủ tướng Chính phủ.
Theo ông Thơ, tính đến 31/8/2023 toàn ngành đã xét duyệt 127 kế hoạch kiểm toán, triển khai 114/166 đoàn kiểm toán, kết thúc kiểm toán 93 cuộc, lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước đã tổ chức xét duyệt 94 dự thảo báo cáo kiểm toán, phát hành 61 báo cáo kiểm toán.
"Sơ bộ kết quả kiểm toán đối với 61 bảo cáo kiểm toán đã phát hành, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý 10.723 tỷ đồng; kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 90 văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý không phù hợp; kiến nghị chấn chỉnh, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật nhiều tập thể, cá nhân đối với từng sai phạm", Phó Tổng Kiểm toán Doãn Anh Thơ cho biết.
Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Doãn Anh Thơ
Về kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán, theo ông Thơ, sơ bộ đến 31/8/2023, số thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2022 về xử lý tài chính là 48.227/71.605 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 67,4% (cùng kỳ năm trước 56,3%). Các cơ quan đã sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 19/270 văn bản quy phạm pháp luật thay thế các văn bản không phù hợp. Có 33/183 báo cáo có kiến nghị về kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân được thực hiện.
Thẩm tra báo cáo, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách Nguyễn Thị Phú Hà cho biết việc triển khai kế hoạch kiểm toán 8 tháng đầu năm 2023 chậm và thấp hơn so với cùng kỳ năm trước cũng như năm 2021.
Cũng theo bà Hà, so với cùng kỳ năm 2022, số kiến nghị sửa đổi, bổ sung ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tương đương cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, số kiến nghị xử lý 8 tháng đầu năm 2023 chỉ bằng 20,6% cùng kỳ năm 2021 và 48,7% cùng kỳ năm 2022.
Do đó, Đề nghị Kiểm toán Nhà nước làm rõ lý do việc triển khai thực hiện chậm hơn so với cùng kỳ các năm trước.
Dự kiến kiểm toán các dự án trọng điểm Quốc gia
Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Doãn Anh Thơ nhấn mạnh mục tiêu tiếp tục phát huy vai trò Kiểm toán Nhà nước là công cụ hữu hiệu trong kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Về dự kiến kế hoạch kiểm toán trong năm 2024, Kiểm toán Nhà nước sẽ lựa chọn kiểm toán các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, như: Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1; các dự án đầu tư xây dựng các đường vành đai; các tuyến đường ven biển kết nối liên vùng; các dự án hạ tầng các khu kinh tế ven biển, các dự án cải tạo môi trường...
Ngoài ra, dự kiến sẽ lựa chọn một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tổ chức tài chính – ngân hàng có quy mô lớn để kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước kết hợp với việc đánh giá công tác thực hiện quyền trách nhiệm của đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, xử lý nợ xấu, việc thực hiện cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh… Trong đó có các doanh nghiệp liên quan đến vấn đề được dư luận xã hội quan tâm như xăng dầu, khoáng sản…
Về nội dung này, với lĩnh vực đầu tư xây dựng, chương trình và dự án, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Thị Phú Hà cho biết đa số ý kiến đề nghị Kiểm toán Nhà nước tiếp tục rà soát cắt giảm số cuộc kiểm toán lĩnh vực đầu tư xây dựng, chương trình, dự án để bảo đảm kiểm toán trúng, kiểm toán đúng trọng tâm, trọng điểm.
Bảo đảm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước, tài chính công, tài sản công, không gây thất thoát, lãng phí nguồn lực tài sản nhà nước, nâng cao chất lượng các cuộc kiểm toán. Các cuộc kiểm toán các dự án đầu tư nên chuyển lồng ghép trong kiểm toán ngân sách Nhà nước tại các Bộ và ngân sách địa phương.
Về lĩnh vực doanh nghiệp và các tổ chức tài chính - ngân hàng, đa số ý kiến đề nghị rà soát, cắt giảm các cuộc kiểm toán tại các doanh nghiệp bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu, nội dung kiểm toán chủ yếu đã đề ra.
Theo VTV.VN
(HBĐT) - Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở NN&PTNT) vừa ban hành Thông báo số 741/TB-QLCL thông báo tới các cơ quan chuyên môn, cơ quan thông tin đại chúng và các doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh cá Sông Đà trên địa bàn tỉnh về việc tước quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) "Cá Sông Đà - Hòa Bình” của Công ty CP quốc tế Minh Phú có địa chỉ tại tổ Vôi, phường Thái Bình (TP Hòa Bình).
(HBĐT) - Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị liên kết là hướng đi bền vững, giúp nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho nông dân, bảo đảm cho các chủ thể tham gia trong chuỗi giá trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm và đầu tư có hiệu quả. Do vậy, thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Nghị định 98), ngành Nông nghiệp tỉnh và các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
(HBĐT) - Trên diện tích 3.500 m2 trồng thanh long đang cho thu hoạch, mỗi năm, gia đình ông Bùi Văn Bình, xóm Đồng Nang, xã Đông Bắc (Kim Bôi) thu về khoảng 150 triệu đồng. Chưa dám nói là cây làm giàu nhưng khoảng 5 năm trở lại đây cho thấy, cây thanh long đã giúp đời sống người dân xã Đông Bắc khấm khá hơn.
(HBĐT) - Những năm qua, công tác cải cách hành chính (CCHC) trên địa bàn TP Hoà Bình được triển khai đồng bộ, đạt kết quả tích cực trên các nội dung. Trong đó, thành phố đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, hiện đại hóa hành chính Nhà nước; quyết liệt trong chỉ đạo giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả với đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực và tính chuyên nghiệp cao.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 của tỉnh tăng 0,62% so với tháng trước, tăng 1,12% so với tháng cuối năm 2022 và tăng 1,19% so với cùng kỳ năm trước.
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam từ ngày 10/9 đến 11/9/2023. Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Hoa Kỳ thăm cấp Nhà nước theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và cũng là sự tiếp nối truyền thống gần 30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ với nhiều dấu ấn phát triển về hợp tác kinh tế.