(HBĐT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ở các tỉnh phía Bắc từ nay đến cuối vụ mùa thời tiết còn diễn biến phức tạp, có thể xảy ra những đợt mưa kéo dài kèm dông, lốc, gió mạnh. Đó là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh thành dịch, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Để bảo vệ sản lượng, năng suất lúa vụ mùa năm nay, nông dân các địa phương trong tỉnh tích cực bám sát đồng ruộng, theo dõi diễn biến của đối tượng rầy nâu (tập đoàn rầy) hại lúa, chủ động xử lý kịp thời các ổ dịch dưới sự hướng dẫn của đội ngũ cán bộ chuyên môn.



Cán bộ chuyên môn Phòng NN&PTNT huyện Tân Lạc kiểm tra tình hình rầy nâu gây hại trên đồng ruộng.

Trời vừa tạnh mưa, chị Bùi Thị Xuân, xã Hợp Phong (Cao Phong) sốt sắng ra ruộng kiểm tra ngay vì lo cho ruộng lúa sau cơn mưa kéo dài. Chị Xuân cho biết, năm nay gia đình gieo cấy gần 1.000 m2 lúa mùa. Sau đợt mưa vừa qua, một phần nhỏ diện tích xuất hiện đối tượng rầy nâu gây hại nhẹ, gia đình đã báo cán bộ chuyên môn và  được hướng dẫn xử lý ổ dịch ngay để tránh lây lan cho diện tích lúa  còn lại. 

Đồng chí Phan Sum An, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Cao Phong cho biết: Vụ mùa năm nay, toàn huyện gieo cấy 865 ha lúa. Qua rà soát, tại các ruộng trên địa bàn huyện tập đoàn rầy đang gây hại với tỷ lệ hại phổ biến 8 - 10 con/m2, cao 20 - 40 con/m2. Rầy nâu có tính kháng thuốc rất cao, vì vậy muốn trừ rầy hiệu quả và ít tốn kém, bà con chỉ phun thuốc khi thật cần thiết. Không nên phun thuốc trong ruộng khi không có rầy hoặc rầy xuất hiện với mật độ thưa thớt. Nên ưu tiên chọn lựa các loại thuốc đặc trị để diệt trừ hiệu quả khi mật độ > 2.000 con/m2 trở lên. 

Thời điểm này, diện tích lúa toàn tỉnh đã trỗ khoảng trên 60%, dự kiến hết tháng 9 cơ bản trỗ xong toàn bộ diện tích. Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật (TT&BVTV) tỉnh, mật độ rầy đang phát sinh và gây hại mạnh trên toàn tỉnh, gây hiện tượng cháy từng chòm, từng vạt. Diện tích này có xu hướng tăng nhanh nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Sở NN&PTNT đã ban hành Văn bản số 2385/SNN-TTBVTV về việc tập trung phòng trừ rầy cuối vụ mùa năm 2023 gửi các huyện, thành phố. Theo đó, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn và chính quyền cơ sở thực hiện tốt các nội dung, cụ thể: Phân công nhiệm vụ, địa bàn cho từng cơ quan chuyên môn cấp huyện, xã trong công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ. Huy động tối đa lực lượng cán bộ tăng cường cho cơ sở để hỗ trợ công tác phun phòng trừ rầy càng sớm càng tốt. Chủ động phối hợp cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền kịp thời về diễn biến phát sinh gây hại của rầy và biện pháp phòng trừ. 

Đồng thời, theo dõi sát diễn biến phát sinh của rầy nâu, rầy lưng trắng trên các trà lúa; tổ chức phun trừ kịp thời diện tích có mật độ cao từ 1.500 - 2.000 con/m2 ngay từ khi xuất hiện rầy cám (rầy tuổi 1 - 3) bằng các loại thuốc trừ rầy có tác dụng tiếp xúc như: Nibas 50EC, Mopride 20WP, Bassa 50EC... hay những thuốc khác có danh mục được sử dụng tại Việt Nam có đăng ký trừ rầy. Phun theo nồng độ, liều lượng khuyến cáo ghi trên bao bì. Khi phun phải rẽ lúa, lùa vòi phun xuống dưới đảm bảo để thuốc tiếp xúc trực tiếp với rầy cư trú. Nếu phun xong mật độ rầy vẫn còn cao phải phun lại lần 2, cách lần 1 từ 3 - 5 ngày. 

Đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV tỉnh cho biết: Các huyện, thành phố cần khuyến cáo nông dân tránh tư tưởng chủ quan, yên tâm khi thấy lúa đã trỗ bông. Bởi ngoài đối tượng rầy nâu, đối với các đối tượng sâu bệnh hại khác như: sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn cổ bông, bạc lá - đốm sọc vi khuẩn... vẫn có xu hướng phát triển diện tích gây hại. Do đó, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng trừ theo khuyến cáo tại Công văn số 381/TTBVTV-NVCM, ngày 30/8/2023 của Chi cục TT&BVTV về việc phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa cuối vụ mùa 2023 để bảo vệ năng suất lúa đến khi thu hoạch...

Thu Hằng

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục