Bước vào quý IV, các đơn đặt hàng nông sản xuất khẩu đã có dấu hiệu quay trở lại, nên tình hình sản xuất cũng nhộn nhịp, tất bật hơn.


Đảm bảo nguyên liệu nông sản cho xuất khẩu

Với mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả năm đạt từ 53 - 54 tỷ USD, trong quý IV, ngành nông nghiệp đang đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, thực hiện song song 2 nhiệm vụ xúc tiến thị trường, đồng thời đảm bảo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu.

Từ nhiều năm nay, bà con ở xã Đông Phú, huyện Lục Nam, Bắc Giang, canh tác cây đậu tương rau để phục vụ xuất khẩu. Để chuẩn bị cho vụ mùa xuất khẩu cuối năm, bà con nông dân ở đây đang khẩn trương thu hoạch sản phẩm của mình.

"Trồng cây này thu nhập hơn trồng lúa, mỗi vụ được vài chục triệu cũng phấn khởi", một người nông dân ở xã Đông Phú chia sẻ.

Những ngày này, về Xã Đông Phú, từ ngoài ruộng vào đến trong nhà, đâu đâu cũng thấy cảnh bà con thu hoạch đậu tương rau. Một năm 2 vụ, doanh nghiệp hỗ trợ giống, cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và bao tiêu đầu ra sản phẩm.

"Hầu như người dân ở đây đa số trồng cây đỗ, tăng năng suất và hiệu quả hơn lúa", ông Nguyễn Văn Vượng, xã Đông Phú, huyện Lục Nam, Bắc Giang, cho biết.

Giá đậu tương năm nay cao hơn 1.000 đồng/kg, nên bà con phấn khởi mang đậu tới điểm thu mua của công ty. Thời điểm nay, mỗi ngày doanh nghiệp thu mua từ 4 - 6 xe hàng.

"Mỗi ngày chúng tôi có 5 - 7 nhân sự đi theo xe, có lộ trình cụ thể, để đưa nguyên liệu về nhà máy một cách sớm nhất phục vụ sản xuất, đưa ra sản phẩm tốt nhất phục vụ khách hàng", ông Nguyễn Văn Bảo, Trưởng phòng Thu mua Nguyên liệu, Công ty CP Xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu, cho hay.

Ngoài đậu tương rau, đây cũng là thời điểm thu mua nhãn, chanh leo, gấc để có thể cung cấp cho các đơn hàng xuất khẩu sang Nhật, Mỹ vào dịp cuối năm.

Doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu cuối năm


Rau quả và gạo được coi là 2 điểm sáng xuất khẩu trong năm nay. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Từ nay tới cuối năm, mỗi tháng Công ty CP Xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu xuất khẩu trên 100 tấn sản phẩm các loại nông sản đông lạnh. Con số này đang tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2022. Để đáp ứng được các đơn hàng xuất khẩu, sau khi nguyên liệu đưa về nhà máy, sẽ được sơ chế ngay, làm sạch, hấp chín tách vỏ, cấp đông ở -18oC. Bắt đầu từ tháng này, nhà máy tăng 30% công suất chế biến các sản phẩm đậu tương, nhãn, chanh leo…

"Đây có thể là dấu hiệu tích cực của thị trường đang vào giai đoạn phục hồi sau COVID-19 và mọi người bắt đầu có sự tích lũy trở lại và chi tiêu nhiều hơn cho thực phẩm, nên nhóm sản phẩm rau củ quả, cũng như trái cây chế biến của chúng tôi đều có dấu hiệu tích cực", ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Điều hành, Công ty CP Xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu, cho biết.

Còn với công ty Vinasamex, cuối năm cũng là dịp các sản phẩm quế, hồi được các thị trường Mỹ, châu Âu tiêu thụ tăng tới 20%. Ngoài những sản phẩm thô, bán theo phương pháp truyền thống, năm nay doanh nghiệp chú trọng đưa các sản phẩm chế biến sâu như trà quế và đang bán thử nghiệm trên trang Amazon.

"Không chỉ dừng lại bán B2C, B2C trên Amazon là con đường lớn tiếp cận khách hàng B2B, vì nhiều khách hàng B2B của chúng tôi đang bán và có gian hàng trên Amazon. Đó là kênh giúp chúng tôi tiếp cận với khách hàng lớn", chị Nguyễn Thị Huyền, Tổng Giám đốc Vinasamex, cho hay.

Từ những sản phẩm rau củ quả đông lạnh, đến những sản phẩm gia vị như quế, hồi, đều là sản phẩm nông sản của Việt Nam được đẩy mạnh xuất khẩu từ nay đến cuối năm. Đặc biệt, các doanh nghiệp đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng kênh bán hàng, chú trọng chất lượng để tận dụng cơ hội thị trường trong dịp cuối năm. Các doanh nghiệp dự đoán, nhu cầu của thị trường cuối năm sẽ tăng từ 10 - 20%.

Trong bối cảnh xuất khẩu của nhiều ngành công nghiệp vẫn chưa lấy lại được đà phục hồi, không khí sản xuất, lao động trong ngành nông nghiệp rất đáng khích lệ. Rau quả và gạo được coi là 2 điểm sáng xuất khẩu trong năm nay.

Từ nay đến cuối năm cũng là giai đoạn những mặt hàng này tăng tốc, ngành hàng rau quả đang dần tiến đến mục tiêu kỷ lục 5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay và ngành gạo là trên 4 tỷ USD. Để hoàn thành mục tiêu này, từ nay đến cuối năm ngành nông nghiệp tập trung nhằm đảm bảo nguồn cung, cả về số lượng và chất lượng cho thị trường.

Theo VTV.VN

Các tin khác


Cam Cao Phong với chu kỳ tái canh lịch sử

Bài 2 - Phát triển bền vững vùng cam Cao Phong
 (HBĐT) - Việc triển khai thực hiện thành công Đề án tái canh cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 sẽ là nền tảng để phát triển bền vững vùng cam Cao Phong. Trước mắt tập trung xây dựng cánh đồng mẫu tái canh cây cam gần 14 ha tại trung tâm của thủ phủ cam Cao Phong.

Mở rộng cơ hội cho xuất khẩu

Chín tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước ước đạt 259,67 tỷ USD, giúp Việt Nam đạt xuất siêu 21,68 tỷ USD. Tuy xuất khẩu giảm so cùng kỳ, nhưng đã thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của các ngành, các cấp và cộng đồng doanh nghiệp. Đáng chú ý, hoạt động xuất khẩu trong bốn tháng liên tiếp gần đây đều duy trì được đà tăng trưởng, thể hiện dấu hiệu hồi phục tích cực.

HSBC dự báo GDP của Việt Nam năm 2023 tăng 5%

GDP của Việt Nam năm nay dự báo tăng 5% và tăng 6,3% vào năm 2024. Xuất khẩu hồi phục và chi tiêu nội địa sẽ là hai động lực chính cho tăng trưởng.

Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho cán bộ quản lý thành viên hợp tác xã người dân tộc thiểu số

(HBDT) - Ngày 10/10, Viện Phát triển kinh tế hợp tác, Liên minh HTX Việt Nam tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực chuyển đổi số (CĐS) cho cán bộ quản lý thành viên HTX người dân tộc thiểu số trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh. Tham dự có đại diện lãnh đạo Liên minh HTX Việt Nam, Sở Khoa học và công nghệ, Liên minh HTX tỉnh và gần 200 đại biểu là thành viên HTX, tổ hợp tác, hộ liên kết sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Cam Cao Phong với chu kỳ tái canh lịch sử

Bài 1 - Khoảng lặng sau phát triển "nóng” 
(HBĐT) - Chặt bỏ cây cam đã hết chu kỳ khai thác, trồng chuối và một số loại cây khác để cải tạo đất, cũng như triển khai các giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng, giữ vững thương hiệu cam Cao Phong. Đó là thực tế đã, đang diễn ra ở thủ phủ cam Cao Phong trong chu kỳ tái canh lớn nhất từ trước đến nay.

100% xã đạt tiêu chí về điện

(HBĐT) - Theo thống kê, hệ thống lưới điện nông thôn trên địa bàn tỉnh hiện có tổng chiều dài 7.156,67 km. Trong đó, đường dây trung thế dài 2.728,03 km; đường dây hạ áp dài 4.428,64 km.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục