(HBĐT) - Theo kế hoạch, tổng vốn đầu tư phát triển năm 2022, 2023 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Lạc Sơn thực hiện 92,04 tỷ đồng, nguồn vốn sự nghiệp kinh tế hơn 75,5 tỷ đồng. Đến nay, nguồn vốn đầu tư phát triển đã giải ngân trên 20,5 tỷ đồng, đạt 22,3%; vốn sự nghiệp kinh tế giải ngân trên 14,8 tỷ đồng, đạt 19,6%.


Nhà văn hóa xóm Chiềng, xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang được hoàn thiện.

Theo đánh giá của Phòng Dân tộc huyện, quá trình triển khai thực hiện chương trình trên địa bàn huyện còn khó khăn. Đến cuối tháng 8/2022 mới có kế hoạch phân bổ vốn nên việc phân bổ nguồn vốn cho các đơn vị chậm. Chương trình có nội dung rộng, quy mô lớn, văn bản hướng dẫn thực hiện các dự án, tiểu dự án chưa đồng bộ, rõ ràng, chưa kịp thời, đầy đủ nên việc tổ chức triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn. Một số dự án, tiểu dự án giao UBND xã làm chủ đầu tư công tác triển khai thực hiện còn chậm, chưa chủ động.

Việc thực hiện các gói mua sắm hàng hóa trên 100 triệu đồng phải đấu thầu qua mạng, UBND xã gặp khó khăn trong tổ chức thực hiện đấu thầu. Đối với tiểu dự án mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đang tạm dừng, vì đối tượng hỗ trợ thụ hưởng kinh phí là cơ sở GDNN. Tuy nhiên, theo Luật GDNN, cơ sở GDNN bao gồm: trung tâm GDNN, trường trung cấp và trường cao đẳng, không có trung tâm GDNN thường xuyên. Vì vậy, huyện đề nghị UBND tỉnh đề xuất Chính phủ bổ sung thêm Trung tâm GDNN - giáo dục thường xuyên là đối tượng được hỗ trợ kinh phí thực hiện các nội dung về DGNN. Nguồn vốn sự nghiệp kế hoạch phải triển khai nhiều dự án khác nhau trên nhiều lĩnh vực sẽ rất khó khăn để hoàn thành đúng tiến độ.

Đối với tiểu dự án đào tạo nghề, tuyên truyền hướng nghiệp năm 2023 huyện Lạc Sơn được phân bổ kinh phí 4,5 tỷ đồng. Căn cứ số lượng giáo viên và học viên hiện có trên địa bàn huyện thì Trung tâm GDNN - giáo dục thường xuyên huyện chỉ có thể mở các lớp đào tạo nghề, tuyên truyền hướng nghiệp năm 2023 giải ngân được khoảng 1,2 tỷ đồng, tương ứng với 13 lớp nghề với 425 học viên, tổ chức 64 hội nghị tuyên truyền tại các xã, thị trấn, nguồn kinh phí còn lại 3,3 tỷ đồng không còn đối tượng để triển khai thực hiện.

Đối với tiểu dự án phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân tộc, kinh phí năm 2022 trên 4,8 tỷ đồng, UBND huyện đã phân bổ nguồn kinh phí cho UBND các xã trên 1,7 tỷ đồng hỗ trợ bảo vệ rừng do các xã quản lý, tương đương trên 4,4 nghìn ha, nguồn kinh phí còn lại năm 2022 trên 3 tỷ đồng và năm 2023 còn dư trên 3 tỷ đồng. Hiện nay, huyện không còn diện tích rừng để giải ngân. Một trong những khó khăn nữa là khối lượng các công trình triển khai năm 2023 rất lớn, gồm 72 công trình, trong đó năm 2022 có 31 công trình, năm 2023 có 41 công trình. Lực lượng cán bộ mỏng nên việc triển khai thực hiện khó đảm bảo đúng tiến độ.

Ngoài ra còn những vướng mắc như: tỷ lệ hộ nghèo có đối tượng bảo trợ xã hội khá cao nên công tác vận động, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn; nhiều hộ nghèo còn tâm lý trông chờ, ỷ lại...

Đồng chí Quách Tuấn Phong, Trưởng phòng Dân tộc huyện Lạc Sơn cho biết: Để phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu, phòng tiếp tục tăng cường tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến đồng bào dân tộc. Phối hợp Phòng Kinh tế và hạ tầng, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện và các đơn vị tư vấn hoàn thành báo cáo kinh tế kỹ thuật, lựa chọn nhà thầu, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án được giao. Tăng cường phối hợp hướng dẫn các xã, cơ quan, đơn vị được giao thực hiện dự án để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Hướng dẫn UBND cấp xã hoàn thiện hồ sơ thực hiện các dự án, đẩy nhanh tiến độ giải ngân theo kế hoạch. Đôn đốc các đơn vị tư vấn, đơn vị thi công lập hồ sơ thanh toán để giải ngân theo kế hoạch đề ra.



Lâm Đức


Các tin khác


Xã Tân Vinh xây dựng nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Trong những năm qua, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), KT-XH trên địa bàn xã Tân Vinh (Lương Sơn) từng bước khởi sắc. Kết cấu hạ tầng nông thôn phát triển đồng bộ; văn hóa, y tế, giáo dục được quan tâm đầu tư, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng nâng cao.

VNPT - VinaPhone Hòa Bình trao thưởng cho khách hàng trúng thưởng chương trình khuyến mại “Sinh nhật vui – Khui quà khủng”

(HBĐT) - Ngày 28/10, VNPT - VinaPhone Hòa Bình đã tổ chức Lễ trao thưởng chương trình khuyến mại "Sinh nhật vui – Khui quà khủng” cho các khách hàng may mắn trúng thưởng tại địa bàn thành phố Hòa Bình. Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 1 khách hàng trúng giải vàng là SmartTV Samsung QLED 4K 65 inch; 5 giải bạc là điện thoại di động 4G Masstel Hapi 20.

Tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Với diện tích mặt nước rộng lớn, dung tích trên 9 tỷ m3, hồ Hòa Bình được coi là kho tàng quý báu về thuỷ, sinh vật và nguồn lợi thuỷ sản phong phú. Hàng năm, để bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, ngành thuỷ sản tỉnh đã thả hàng chục nghìn con cá giống xuống lòng hồ, đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ, khôi phục nguồn lợi thuỷ sản, tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương.

Tập huấn quản lý tài chính cho 100 lãnh đạo, cán bộ Hội Nông dân

(HBĐT) - Ngày 27/10, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển nông dân tổ chức lớp tập huấn đào tạo quản quản lý tài chính cá nhân cho lãnh đạo, cán bộ Hội Nông dân các cấp. Tham gia lớp tập huấn có 100 học viên là Chủ tịch Hội Nông dân các huyện, thành phố, Chi hội trưởng chi hội nông dân các xã, thị trấn. 

Hội nghị toàn quốc về phát triển kinh tế thủy sản hồ chứa

(HBĐT) - Chiều 27/10, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh tổ chức hội nghị "Phát triển kinh tế thủy sản hồ chứa (TSHC)”. Các đồng chí: Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị. Tham dự có đại diện lãnh đạo HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi; một số bộ, ngành; đại diện 20 Sở NN&PTNT các tỉnh; các doanh nghiệp nuôi, trồng thủy sản trong toàn quốc.

Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản từ các hoạt động xúc tiến thương mại

(HBĐT) - Nhằm tạo cơ hội để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, thương hiệu cho các nông sản đặc trưng của tỉnh đến các kênh phân phối và người tiêu dùng, thời gian qua, các ngành, đơn vị có liên quan của tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM), kết nối cung cầu nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục