(HBĐT) - Chiều 27/10, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh tổ chức hội nghị "Phát triển kinh tế thủy sản hồ chứa (TSHC)”. Các đồng chí: Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị. Tham dự có đại diện lãnh đạo HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi; một số bộ, ngành; đại diện 20 Sở NN&PTNT các tỉnh; các doanh nghiệp nuôi, trồng thủy sản trong toàn quốc.
Các đại biểu tham dự hội nghị phát triển kinh tế thuỷ sản hồ chứa.
Cả nước có 23 tỉnh có tiềm năng phát triển TSHC, với 1.250 hồ có hoạt động nuôi trồng thủy sản; 13 hồ chứa có diện tích trên 5.000 ha. Trong đó các hồ: Hòa Bình, Sơn La, Na Hang (Tuyên Quang), Thác Bà (Yên Bái), Trị An (Đồng Nai) là nhóm hồ chứa có tiềm năng nuôi trồng thủy sản cao. Trong 9 tháng qua, sản lượng nuôi trồng TSHC đạt hơn 36,4 nghìn tấn, với các loài cá nuôi phổ biến như: nheo Mỹ, chiên, lăng, diêu hồng, trắm đen, ngạnh, tầm, rô phi. Một số tỉnh đã hình thành được các tổ hợp tác, chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thương hiệu sản phẩm, áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP vào sản xuất thủy sản để nâng cao giá trị.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong phát triển TSHC, như: Công tác tuyên truyền, hướng dẫn đăng ký của chính quyền một số địa phương còn chậm. Nhiều cơ sở nuôi trồng thuỷ sản chưa có hợp đồng cho thuê đất/mặt nước để sản xuất theo quy định...
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Hoà Bình có vị trí địa lý thuận lợi tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, vùng lòng hồ thuỷ điện rộng nên có tiềm năng lớn phát triển nuôi trồng TSHC. Hoà Bình đã thực hiện các chính sách để hỗ trợ, thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cũng như nuôi trồng TSHC. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên lòng hồ sôi động với nhiều tàu, bè cùng hàng nghìn lồng cá đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng lòng hồ Hoà Bình. Đã có trên 20 doanh nghiệp đầu tư nuôi cá lồng trên lòng hồ Hoà Bình.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, Hoà Bình đang hướng tới nuôi trồng thuỷ sản theo hướng hiệu quả, bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu; nuôi trồng gắn liền với phát triển du lịch. Những giải pháp nêu ra tại hội nghị sẽ góp phần để Hoà Bình thực hiện các mục tiêu đó.
Tại hội nghị, có nhiều ý kiến, tham luận của bộ, ngành, địa phương liên quan đến phát triển TSHC, gồm: Hiện trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng TSHC; Giải pháp tổng thể phát triển kinh tế TSHC; Giải pháp kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất giống và phát triển nuôi trồng TSHC; Đánh giá nguồn lợi thuỷ sản trên khu vực hồ Hoà Bình: tiềm năng và giải pháp bảo vệ, tái tạo gắn với khai thác và phát triển du lịch sinh thái; Phát triển du lịch trên lòng hồ gắn với kinh tế thuỷ sản...
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đánh giá: Những năm qua, nuôi trồng TSHC có phát triển nhưng còn sơ khai, cần phải có sự định hướng, xây dựng mô hình, lan tỏa sản xuất để có bước đi vững chắc. Đề nghị các địa phương điều tra, khảo sát đánh giá tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản và quy hoạch phát triển nuôi cá hồ chứa phù hợp với từng vùng sinh thái. Chỉ rõ tiềm năng các địa phương, trong đó tỉnh Hòa Bình là 1 trong 5 tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển nuôi trồng TSHC.
Theo đó Thứ trưởng đề nghị các địa phương có diện tích hồ chứa tiếp tục xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất giống, nuôi thương phẩm, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nuôi cá hồ chứa.
Viết Đào
(HBĐT) - Những năm qua, với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, hợp tác xã, người sản xuất và sự đồng hành của ngành chức năng, chính quyền các địa phương trong tỉnh đã góp phần đưa thương hiệu các sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu đến với người tiêu dùng.
(HBĐT) - Theo kế hoạch được huyện giao năm 2023, xã Định Cư (Lạc Sơn) giảm 4% hộ nghèo, 4% hộ cận nghèo, tương đương với số lượng phải giảm là 75 hộ nghèo và 68 hộ cận nghèo. Đồng chí Bùi Thị Mỳ, công chức LĐ-TB&XH xã cho biết: Địa phương đang tập trung thực hiện quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; tổ chức phân loại hộ gia đình, họp dân để thống nhất kết quả rà soát. Hiện nay, tại trụ sở UBND xã, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng của các xóm đang thực hiện bước niêm yết, thông báo công khai trước khi tiến hành xin ý kiến cấp huyện, công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo và báo cáo kết quả.
(HBĐT) - Sau khi đắp đập ngăn sông Đà xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình đã tạo nên hồ Hòa Bình rộng lớn với dung tích khoảng 9,45 tỷ m3, diện tích mặt hồ khoảng 8.900 ha. Hồ tuy không xây dựng cho mục đích thủy sản, nhưng với điều kiện về mặt nước rộng, dòng chảy phù hợp nên thuận lợi cho phát triển nuôi cá lồng bè.
Nguyễn Huy Nhuận
TUV, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình
(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trên địa bàn tỉnh có hệ thống sông, suối khá dày đặc, đất đai phì nhiêu, địa hình chủ yếu là núi rừng, xen kẽ giữa các sườn núi là thung lũng hẹp.
Tại các tỉnh miền núi, các dự án đầu tư ngoài ngân sách của cộng đồng doanh nghiệp thường gặp nhiều rủi ro, thách thức hơn so với các địa phương khác. Nhiều khó khăn trong thời gian qua đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ở Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng.