Ngày 20/12, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ, kế hoạch công tác năm 2024. 



Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2024.

Năm 2023, ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển ổn định, giá trị sản xuất ước đạt 4,1 nghìn tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2022. Hiện, toàn tỉnh có tổng đàn trâu 114.200 con; đàn bò 89.140 con; đàn lợn trên 495 nghìn con; đàn dê duy trì ổn định 51.300 con; đàn gia cầm 8,61 triệu con, dự kiến đáp ứng nhu cầu dịp cuối năm và lễ, tết các tháng đầu năm 2024.

Về quy mô chăn nuôi, toàn tỉnh có 71 cơ sở chăn nuôi gia cầm, trong năm các cơ sở đã sản xuất khoảng 7 triệu con gia cầm thương phẩm, 27 triệu con gà giống và 37 triệu quả trứng giống; có 41 trang trại chăn nuôi lợn nái và hậu bị quy mô từ 300 - 3.000 con, cung cấp khoảng 517.500 con lợn giống/năm và 97.000 con lợn hậu bị/năm; có 7 trang trại chăn nuôi bò, trong đó 3 trang trại của Công ty T&T 159 quy mô 7.000 con bò thịt và bò cái sinh sản/cơ sở, 4 trang trại chăn nuôi bò vỗ béo quy mô 100 con/cơ sở.

Trong năm, Chi cục CN&TY đã tham mưu và tham gia kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết số 70/2021/NQ-HĐND, ngày 9/12/2022 của HĐND tỉnh. Đồng thời tham mưu ban hành văn bản chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm, với trên 1,5 triệu liều vắc xin các loại tiêm cho đàn vật nuôi. Tuy nhiên, trong tỉnh còn xảy ra một số dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi, như: lở mồm long móng trên trâu, bò xảy ra tại 8 xã của các huyện: Đà Bắc, Lạc Sơn, Mai Châu với 186 con mắc bệnh, chết 1 con; dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 17 xã của 6 huyện, thành phố với tổng số lợn ốm, chết phải tiêu hủy là 1.061 con.

Hội nghị đã thảo luận, đề ra các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, phát triển chăn nuôi hiệu quả, bền vững. Theo chỉ đạo của lãnh đạo Sở NN&PTNT, năm 2024, Chi cục CN&TY tiếp tục thực hiện hiệu quả tái cơ cấu lĩnh vực chăn nuôi; chuyển đổi cơ cấu vật nuôi phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường, đảm bảo hiệu quả. Đẩy mạnh tái đàn lợn, mở rộng chăn nuôi áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt VietGAP, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, thân thiện với môi trường. Phát triển các sản phẩm chăn nuôi chủ lực, có lợi thế của tỉnh theo hướng tập trung, quy mô lớn, theo chuỗi giá trị...
 

Viết Đào

Các tin khác


Trên 4.400 hội viên nông dân người dân tộc thiểu số được đào tạo, dạy nghề

Thực hiện công tác dạy nghề và hỗ trợ nông dân, năm 2023, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đã khảo sát nhu cầu học nghề và phối hợp tổ chức khai giảng 171 lớp nghề cho 4.423 hội viên nông dân (HVND) người dân tộc thiểu số (DTTS); tư vấn, giới thiệu cho 3.987 HVND được học nghề có việc làm, thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.

Khai trương chuyên trang OCOP - Mỗi xã một sản phẩm trên Báo Nhân Dân

Chuyên trang OCOP Báo Nhân Dân kỳ vọng góp phần lan tỏa những giá trị về chất lượng, văn hóa của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam; qua đó, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động truyền thông chính sách, đi vào chiều sâu, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu mới của Chương trình OCOP.

Từ ngày 29/12 sẽ tăng giá vé tại 47 trạm thu phí BOT

Trên cơ sở đề xuất của Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi Cục Đường bộ Việt Nam và các doanh nghiệp dự án BOT về việc chấp thuận điều chỉnh tăng giá vé của 41 dự án BOT với tổng số 47 trạm thu phí. Thời gian dự kiến điều chỉnh từ ngày 29/12/2023.

Ấn tượng phiên chợ vùng cao

Chợ phiên là nét sinh hoạt văn hóa truyền thống không thể thiếu trong cuộc sống của người dân vùng cao. Chợ phiên không đơn thuần là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa mà còn là điểm hẹn giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, nơi hội tụ giá trị tinh thần và nét đẹp văn hóa độc đáo, mang đặc trưng các vùng miền. Đồng thời tích cực gìn giữ, bảo tồn, lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp về phong tục tập quán, ẩm thực, trang phục, hoạt động sinh hoạt văn hóa đặc sắc, trò chơi dân gian của đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Gìn giữ nét văn hóa chợ phiên độc đáo

Với những nét đặc sắc cùng sự lan tỏa nhiều giá trị độc đáo của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình đã được UBND tỉnh quyết định trở thành phiên chợ thường niên. Đây không chỉ là hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm du lịch và các tiềm năng, lợi thế của tỉnh mà còn góp phần lưu giữ nét văn hóa chợ phiên độc đáo.

Đặc sắc chợ phiên ở Mai Châu

Từ tờ mờ sáng, khi sương mù còn bao phủ khắp các xóm, bản vùng cao, bà con các dân tộc ở huyện Mai Châu đã hào hứng gọi nhau xuống chợ. Ngoài là điểm kết nối giao thương, trao đổi, mua bán hàng hóa của người dân địa phương, các phiên chợ còn là nơi giao lưu văn hóa, thể hiện tình cảm anh em, bạn hữu, lứa đôi. Đó cũng là nét văn hóa độc đáo, khác biệt khiến chợ phiên luôn thu hút sự quan tâm của người dân địa phương và du khách khi đến với Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục