Thời gian qua, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình có giá trị kinh tế cao, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đồng thời, xã tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư xây dựng công trình hạ tầng, nâng cấp đường giao thông nông thôn hỗ trợ phát triển sản xuất, giao thương hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống.
Mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình chị Bùi Thị Loan, xóm Đon, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.
Đồng chí Bùi Văn Thích, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Đảng ủy, UBND xã đã lãnh đạo nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn, theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhóm ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch được ưu tiên, tạo thuận lợi phát triển. Bên cạnh đó, tổ chức các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi cho bà con; hỗ trợ vay vốn giúp bà con mở rộng sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm. Tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, bảo vệ môi trường, từng bước thay đổi diện mạo nông thôn”.
Toàn xã duy trì gieo cấy 139 ha lúa, năng suất đạt 60 tạ/ha; ngô 28 ha, năng suất 55 tạ/ha; mía 287 ha (mía trắng 32 ha, mía tím 255 ha); 12,3 ha rau màu các loại… trong đó, mía được định hướng là cây trồng chủ lực. Diện tích cây ăn quả có múi (cam, bưởi) duy trì 96,5 ha. Đồng hành cùng bà con phát triển kinh tế, xã triển khai các chương trình tín dụng, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn vay ưu đãi. Qua đó xuất hiện nhiều mô hình đem lại hiệu quả cao, cách làm sáng tạo, điển hình phát triển kinh tế tại địa phương.
Thăm mô hình kinh tế tổng hợp của chị Bùi Thị Loan, xóm Đon, chị Loan cho biết: "Năm 2019, gia đình tôi vay 50 triệu đồng phát triển sản xuất, kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội, đến năm 2022 vay tiếp 20 triệu đồng xây dựng công trình nước sạch. Diện tích cây trồng kém hiệu quả được chuyển sang trồng bưởi, mía tím, chăn nuôi lợn theo quy mô khép kín. Hiện, mô hình kinh tế có 4 con trâu, 2 con bò, 40 con lợn, 600 con gà, 3.000m2 mía tím, 130 gốc bưởi. Chất thải chăn nuôi đem ủ, bón cho cây trồng; phụ phẩm nông nghiệp từ cây trồng dùng làm thức ăn chăn nuôi, tiết kiệm được nhiều chi phí, lợi nhuận cũng cao hơn. Qua tiếp thu kiến thức từ lớp tập huấn do xã tổ chức, đọc sách, báo, kinh nghiệm sản xuất ngày càng được nâng lên. Bình quân mỗi năm, mô hình đem lại cho gia đình thu nhập trên 100 triệu đồng”.
Hiện nay, mía vẫn là cây trồng chủ lực của người dân xã Mỹ Hòa với tổng diện tích 287 ha. Năm 2022, giống mía mô F134 được xã triển khai trồng thay cho giống mía tím bản địa bị thoái hóa qua nhiều năm canh tác đã cho hiệu quả rõ rệt. Mía sinh trưởng, phát triển tốt với nhiều ưu thế khi có khả năng nảy mầm cao, đều, mọc nhanh, khả năng đẻ nhánh, chịu hạn tốt, trữ lượng đường cao, được thị trường ưa chuộng.
Cùng với phát triển nông nghiệp, các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ như sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, cơ khí, dịch vụ vận tải phát triển ổn định, tạo việc làm cho người lao động.
Đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", xã vận động người dân đóng góp ngày công, tiền của, vật liệu nâng cấp các công trình hạ tầng, đường nội đồng, ngõ xóm đảm bảo vận chuyển hàng hóa, nông sản thuận tiện. Năm 2023, xã huy động nguồn vốn của Nhà nước và nhân dân tu sửa nhiều tuyến đường giao thông nông thôn, đào đắp 6.400m3 đất, đá, nạo vét trên 15.000m3 mương, bai, sửa chữa nhiều công trình hư hỏng. Đồng thời, vận động bà con xóm Ngay hiến 3.200m2 đất để bê tông hóa đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng; triển khai mô hình "Thắp sáng đường quê” với tổng chiều dài 3,5km ở xóm Chuông. Đến nay, đường liên xóm được bê tông hóa, rải nhựa; đường ngõ xóm được cứng hóa, đường nội đồng thuận tiện vận chuyển hàng hóa, các xóm tổ chức dọn dẹp vệ sinh môi trường hàng tháng. Thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt trên 50 triệu đồng/năm.
Hoàng Anh
Ngày 23/12, Sở Xây dựng phối hợp với Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức hội nghị phổ biến áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Năm 2023, tỉnh tập trung thực hiện các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động, như: đẩy mạnh triển khai có hiệu quả công tác tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ 50 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tuyển dụng lao động; tập trung phát triển thị trường, kết nối cung - cầu lao động; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chương trình cho vay đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, vay hỗ trợ việc làm; thông báo thông tin việc làm, tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh... Qua đó, hỗ trợ người lao động nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động.
Huyện Mai Châu có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên phong phú, nhiều vùng có khí hậu khác nhau là điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp và phát triển những sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương. Thương hiệu các nông sản Mai Châu ngày càng được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh biết đến và tin dùng như: dưa hấu, cá dầm xanh, tỏi tía, khoai sọ, ngô nếp...
Đà Bắc là huyện nghèo duy nhất của tỉnh. Theo rà soát, thu nhập bình quân ước đạt 37,9 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 26,84%. Thực hiện chủ trương của Đảng về công tác dân tộc, xác định phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) gắn với đổi mới cơ cấu kinh tế, tổ chức sản xuất, huyện đã quyết liệt thực hiện các chính sách nhằm hỗ trợ sản xuất, ổn định đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS).
Trong xu thế mở cửa hội nhập toàn cầu hiện nay, Quảng Ngãi đã và đang hình thành một tư duy mới, tầm nhìn xa để tận dụng cơ hội thu hút đầu tư, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của địa phương để cùng với cả nước vươn lên, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh.
Việc triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng khó khăn trên địa bàn huyện Đà Bắc vượt qua khó khăn, cải thiện thu nhập.