Huyện Yên Thủy có diện tích tự nhiên trên 28 nghìn ha, dân số trên 64 vạn người. Những năm qua, huyện luôn chú trọng, kịp thời triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc trên địa bàn. Do vậy, vùng dân tộc, nhất là vùng đặc biệt khó khăn đã được đầu tư từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng với điện, đường, trường, trạm... thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn huyện.


Công trình mương thoát nước ở thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) được đầu tư xây dựng góp phần làm sạch, đẹp bộ mặt đô thị.

Triển khai thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg, ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, huyện Yên Thủy đã tổ chức rà soát, xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch hàng năm, đồng thời kiện toàn công tác tổ chức chỉ đạo, quản lý, điều hành, ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể tới các thành viên, cơ quan, đơn vị. Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn, chỉ đạo điều hành, quản lý thực hiện chương trình cấp huyện đảm bảo thời gian.

Trong năm 2023, nguồn vốn đầu tư của Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN được phân bổ cho huyện trên 82 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn năm 2022 chuyển sang 33 tỷ đồng, nguồn vốn năm 2023 trên 49,5 tỷ đồng. Đến hết năm 2023 huyện đã giải ngân được 100% vốn. Nguồn vốn sự nghiệp được phân bổ gần 33 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn năm 2022 chuyển sang 8,7 tỷ đồng, năm 2023 là 24,2 tỷ đồng.

Đồng chí Bùi Văn Hồng, Trưởng phòng Dân tộc huyện Yên Thủy cho biết: Chương trình đã phân cấp chỉ đạo điều hành từ Trung ương đến cơ sở, có cơ chế phân cấp, phân quyền, giao cho người dân tham gia sâu hơn trong công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đóng góp kinh phí, ngày công lao động trong triển khai thực hiện các dự án, khuyến khích và mở rộng tạo được việc làm cho người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, thúc đẩy tinh thần tự lực, tự cường của người dân và cộng đồng trong giảm nghèo. Tuy nhiên, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn với xuất phát điểm thấp, vì vậy công tác giảm nghèo còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn vốn, định mức Chương trình hạn chế nên chưa đáp ứng nhu cầu thực tế ngày càng cao của bà con vùng đặc biệt khó khăn. Hàng năm, thiên tai, mưa bão ảnh hưởng lớn đến cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành và UBND huyện trong triển khai các chương trình, chính sách dân tộc đôi khi còn hạn chế. Bộ máy tổ chức và năng lực cán bộ làm công tác dân tộc ở một số xã còn bất cập, chưa thật ổn định.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN, trong thời gian tới, Phòng Dân tộc huyện bám sát nhiệm vụ phát triển KT-XH của từng địa phương trên địa bàn để kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc, cùng chính quyền địa phương tìm phương án giải quyết hợp lý nhằm phục vụ nhu cầu đời sống, sản xuất của nhân dân. Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hộ đồng bào DTTS, người có uy tín trên địa bàn huyện, thăm hỏi, động viên người có uy tín và người thân người có uy tín, đảm bảo quyền lợi, thực hiện đúng chính sách của Nhà nước. Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất và đời sống, tạo điều kiện phát triển KT-XH ở các xã, thôn, bản trong vùng; tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường; sản xuất, cung ứng cây, con giống có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu về sản xuất nông nghiệp hàng hoá; xây dựng các mô hình sản xuất hàng hoá phù hợp với điều kiện thực tế của vùng.

Việt Lâm


Các tin khác


Quy hoạch bám sát tiềm năng để phát triển nông nghiệp bền vững

Sản xuất theo định hướng quy hoạch (QH) vùng là tiền đề cho phát triển nông nghiệp bền vững. Tận dụng lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, kinh nghiệm sản xuất, những năm qua, tỉnh đã chủ động trong công tác QH sản xuất nông nghiệp, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo vùng tập trung. Từ đó hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, nâng cao hiệu quả kinh tế, từng bước thay đổi tư duy tiểu nông sang phương thức sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Khai thông “điểm nghẽn” cùng doanh nghiệp vượt khó

Mặc dù đã thoát khỏi đại dịch Covid-19, nền kinh tế dần phục hồi trở lại nhưng nhìn tổng thể năm 2023 vẫn là một năm đầy khó khăn, thử thách. Trong bối cảnh ấy, với sự đồng hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh đã "vượt sóng cả, vững tay chèo", đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh.

Giữ nghề đan lát thủ công của người Mường vùng cao Tân Lạc

Trong tiết trời se lạnh, khi những cành hoa mận, hoa đào trên khắp các triền đồi đua nhau khoe sắc vẫy chào mùa Xuân, chúng tôi có dịp đến thăm xã vùng cao Vân Sơn, huyện Tân Lạc. Nơi đây còn lưu giữ được nghề đan lát thủ công truyền thống. Đối với người dân tộc Mường ở Tân Lạc, những sản phẩm đan lát thủ công không chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày mà còn chứa đựng nét văn hóa độc đáo của dân tộc cần được quan tâm giữ gìn.

Kiểm tra tình hình sản xuất tại huyện Lạc Sơn

Ngày 16/2, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã kiểm tra tình hình sản xuất vụ đông xuân tại huyện Lạc Sơn. 

Kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp đầu năm tại huyện Đà Bắc

Chiều 16/2, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã kiểm tra tình hình sản xuất vụ đông xuân trên địa bàn huyện Đà Bắc.

Sở NN&PTNT kiểm tra sản xuất tại 2 huyện Lương Sơn, Kim Bôi

Ngày 16/2, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã kiểm tra tình hình sản xuất vụ chiêm xuân năm 2024 tại 2 huyện Lương Sơn, Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục