Từ ra Tết đến nay, thời tiết nắng xen kẽ mưa nhỏ trong suốt kỳ, đêm và sáng trời lạnh. Có mưa rải rác đã tạo điều kiện thuận lợi cho gieo trồng và chăm sóc các loại cây trồng vụ xuân. Đến thời điểm này, các địa phương đã hoàn thành gieo cấy lúa chiêm xuân và đang đẩy nhanh tiến độ gieo trồng các loại cây màu, phấn đấu đến ngày 15/3 sẽ hoàn thành kế hoạch gieo trồng cây vụ xuân. Nông dân trong toàn tỉnh cũng tích cực xuống đồng chăm sóc để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, kỳ vọng vụ xuân thắng lợi.




Nông dân xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) chuyển đổi các diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng củ đậu.

Tại huyện Mai Châu, kế hoạch gieo cấy lúa vụ chiêm xuân là 916 ha, trong đó, giống lúa thuần chiếm khoảng 95%; diện tích trồng dưa hấu 48 ha, tập trung tại 2 xã Mai Hạ, Vạn Mai... Hiện các xã, thị trấn tập trung gieo trồng các loại ngô, lạc, khoai lang, khoai sọ, rau đậu các loại…

Đồng chí Ngần Văn Toàn, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Mai Châu cho biết: Để đảm bảo cho nông dân sản xuất kịp thời vụ, đạt năng suất, sản lượng, ngay từ đầu vụ, phòng đã tham mưu UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con sử dụng đa dạng các loại giống cây trồng, nguồn giống có năng suất, giá trị, phù hợp với nhu cầu thị trường. Phối hợp thực hiện tốt công tác dự báo thời tiết, sâu bệnh để có kế hoạch phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng; hướng dẫn người dân bón phân đúng theo giai đoạn phát triển của cây trồng; sử dụng các loại phân có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng...

Vụ xuân năm 2024, toàn tỉnh gieo cấy gần 16.000 ha lúa, trong đó trà xuân chính vụ chiếm 10%, trà xuân muộn chiếm 90% tổng diện tích. Ngoài ra, các địa phương trồng 15.500 ha ngô; gần 1.300 ha khoai lang; khoảng 6.300 ha cây rau, đậu các loại. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, trên các diện tích lúa chiêm xuân, hiện ốc bươu vàng tiếp tục gây hại với diện tích nhiễm 83 ha, phân bố tại các huyện: Lạc Thủy, Mai Châu, Tân Lạc, Kim Bôi, tăng so với kỳ trước (kỳ trước 70 ha); chuột tiếp tục gây hại tại khu vực TP Hòa Bình với diện tích 7 ha (tăng so với kỳ trước); bệnh nghẹt rễ phát sinh gây hại trên 20 ha lúa tại huyện Lương Sơn. Ngoài ra, các đối tượng khác như: tập đoàn rầy, bọ trĩ, châu chấu... gây hại nhẹ rải rác. Trên cây có múi, ruồi đục quả gây hại khoảng 6 ha tại huyện Lạc Thủy; nhện nhỏ gây hại trên 11 ha ở 2 huyện Lạc Thủy, Yên Thủy. Các đối tượng khác như: bọ trĩ, sâu vẽ bùa, sâu đục cành, rệp muội, rệp sáp... tiếp tục gây hại nhẹ rải rác tại các vùng trồng cây có múi trong toàn tỉnh. Sâu keo mùa thu cũng phát sinh gây hại trên 15 ha ngô vụ xuân của huyện Lạc Thủy; sâu xám, sâu cắn lá... gây hại rải rác với mật độ và tỷ lệ thấp...

Dự báo trong thời gian tới, ốc bươu vàng sẽ tiếp tục gây hại trên diện tích lúa mới cấy; tập đoàn rầy, bọ trĩ tiếp tục gây hại tăng dần mật độ trên lúa mới cấy. Bệnh lùn sọc đen có thể xuất hiện gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, đẻ nhánh rộ. Chuột tiếp tục gây hại những ruộng cạn nước, ruộng gần gò đồi, ven làng. Ruồi đục quả, bướm chích hút quả, rầy chổng cánh, rệp muội, nhện nhỏ, sâu đục thân, bệnh ghẻ sẹo, bệnh chảy gôm, bệnh đốm nâu... tiếp tục gây hại trên cây có múi giai đoạn cuối thu hoạch. Nhện nhỏ, sâu vẽ bùa, dòi đục nụ, bệnh vàng lá thối rễ... gây hại nhẹ cục bộ trên cây có múi giai đoạn phát triển thân lá, ra hoa, đậu quả, quả nhỏ. Trên cây ngô, sâu keo mùa thu, sâu xám, sâu khoang, bệnh đốm lá tiếp tục gây hại trên ngô vụ xuân giai đoạn trồng mới - mọc mầm - cây con.

Để bảo vệ cây trồng, ngành nông nghiệp đề nghị các địa phương thực hiện tốt những giải pháp về tăng cường phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn; ngăn chặn, xử lý tình trạng khai thác giun đất trái phép; các biện pháp phòng chống ốc sên nhỏ hại cây trồng nông nghiệp; chủ động phòng ngừa sâu bệnh hại trên mạ và lúa mới cấy năm 2024... Bên cạnh đó, tích cực chăm sóc cây có múi giai đoạn phân hóa mầm hoa, ra hoa, đậu quả. Với diện tích cây có múi đã thu hoạch cần vệ sinh vườn, cắt tỉa, tạo tán, loại bỏ các cành sâu bệnh, bón phân chăm sóc kịp thời giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Chỉ đạo nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi tiến hành chăm sóc, làm cỏ, bón phân kịp thời cho diện tích lúa đã cấy giai đoạn đẻ nhánh - đẻ nhánh rộ và các cây trồng cạn khác. Quản lý chặt chẽ các nguồn nước, hồ chứa, điều tiết nước hợp lý phục vụ cho sản xuất năm 2024. Duy trì hệ thống bẫy đèn phục vụ cho công tác dự tính dự báo dịch hại cây trồng...

Đồng chí Vũ Thị Anh Đào, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết: Thời tiết vụ xuân được dự báo tiếp tục có diễn biến bất thường, là cơ hội để các loại sâu bệnh hại lúa và một số cây trồng phát triển. Các địa phương và người dân cần chủ động chăm sóc cây trồng ngay từ đầu vụ, bón phân kịp thời để cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng chống chọi với sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh; kịp thời triển khai các biện pháp xử lý, ngăn chặn khi có sâu bệnh hại cây trồng xảy ra.


Thu Hằng


Các tin khác


Khai thác thị trường nông sản châu Âu: Thích ứng tiêu chuẩn mới

Ngành nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước thách thức phải chuyển đổi để tuân thủ những luật lệ mới, nghiêm ngặt từ thị trường Liên minh châu Âu (EU), như: Quy định chống phá rừng; Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM)… Những tiêu chuẩn xanh và bền vững này đang tác động đến hầu hết sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của Việt Nam như gạo, cà-phê, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ..., đòi hỏi các cơ quan chức năng, doanh nghiệp xuất khẩu, người sản xuất phải nắm bắt nhanh chóng, đầy đủ để thực hiện hiệu quả.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng công khai lãi suất cho vay

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng gửi đường dẫn của chuyên mục công bố các loại lãi suất về Ngân hàng Nhà nước trước ngày 1/4/2024.

UBND huyện Lạc Sơn gặp mặt các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã, hộ kinh doanh 

Ngày 12/3, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức chương trình gặp mặt các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh dịp đầu Xuân Giáp Thìn 2024.

Đảm bảo thị trường mùa lễ hội Xuân

Để đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, văn minh mùa lễ hội đầu xuân, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ.

Tỉnh Hòa Bình có 111 dự án đầu tư tại các khu công nghiệp

Theo báo cáo của UBND tỉnh, tính đến nay, tổng số dự án đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh là 111 dự án, trong đó có 26 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đăng ký 379,77 triệu USD và 81 dự án đầu tư trong nước, tổng số vốn đăng ký 15.952,29 tỷ đồng.

Không dễ ‘hốt bạc’ khi vàng tăng phi mã

Giá vàng trong nước liên tục tăng cao ngất ngưỡng đã phá mọi kỷ lục từ trước đến nay và đang tạm đứng ở ngưỡng 82 triệu đồng/lượng (vàng SJC) vào sáng ngày 11/3, trong khi giá vàng nhẫn 4 số 9 cũng đang ở quanh mức 71 triệu đồng/lượng. So với thời điểm cuối năm 2023, hiện giá vàng đã tăng khoảng 5,5 triệu đồng/lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục