Huyện Lạc Sơn có diện tích rộng, dân đông, khoảng 90% dân số sống ở vùng nông thôn, tỷ lệ đô thị hóa thấp nhất tỉnh. Huyện đã ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển đô thị, kế hoạch, đề án để lãnh đạo, chỉ đạo các giải pháp cụ thể phát triển đô thị theo lộ trình, phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa toàn huyện đạt 15%, đến năm 2030 đạt 25%, phát triển các đô thị thị trấn Vụ Bản, Mường Vó và Mường Khói theo các cấp đô thị.


Những năm gần đây, hạ tầng nông thôn xã Yên Phú (Lạc Sơn) được quan tâm đầu tư, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển.

Mấy năm nay, thị trấn Vụ Bản thay đổi rõ rệt về hạ tầng, công tác quy hoạch được quan tâm, một số công trình giao thông, hạ tầng được đầu tư xây dựng mở ra không gian phát triển đô thị. Một số dự án sản xuất công nghiệp, dịch vụ được đưa vào khai thác, tạo chuyển dịch về cơ cấu lao động trên địa bàn. Có những công trình, dự án đang được khởi động đáp ứng yêu cầu phát triển theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện.

Thị trấn Vụ Bản là đô thị loại V, được thành lập theo Nghị định số 480, ngày 15/10/1957 của Chính phủ với diện tích tự nhiên 197ha. Theo Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14, ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhập toàn bộ 11,31 km2 diện tích tự nhiên và 4.805 người của xã Liên Vũ vào thị trấn Vụ Bản, diện tích tự nhiên của thị trấn sau khi sáp nhập là 13,57km2. Điều chỉnh mở rộng quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/2000 thị trấn Vụ Bản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1227/QĐ-UBND, ngày 23/6/2022 với quy mô diện tích quy hoạch được duyệt 1.310,79 ha, trong đó, diện tích quy hoạch thị trấn đã duyệt 440 ha, diện tích mở rộng quy hoạch khoảng 80,79 ha (xã Xuất Hóa khoảng 102 ha, xã Yên Phú khoảng 141 ha, thị trấn Vụ Bản 1.067,79 ha). Tính đến hết năm 2021, tỷ lệ đô thị hóa của huyện đạt 8,65%, thấp nhất tỉnh. Đến hết năm 2022, tỷ lệ đô thị hóa đạt 9,66%.

Huyện ủy Lạc Sơn đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/HU, ngày 26/7/2021 về phát triển đô thị trên địa bàn huyện, theo đó, phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025, tỷ lệ đô thị hóa đạt 15%, giai đoạn 2026 - 2030 tỷ lệ đô thị hóa đạt 25%, đến năm 2050, 70% dân số của huyện Lạc Sơn sống ở đô thị.

Đồng chí Bùi Văn Lịnh, Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn cho biết: Những năm qua, UBND huyện đã quan tâm đến công tác quản lý đầu tư, phát triển đô thị, đồng thời tuân thủ các quy hoạch xây dựng và kế hoạch phát triển đô thị đảm bảo phát triển đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, kiến trúc cảnh quan đô thị, gắn với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Các đồ án quy hoạch đã được nghiên cứu mở rộng đến hết ranh giới hành chính của đô thị, tạo thêm không gian phát triển cho toàn bộ đô thị, khai thác hiệu quả quỹ đất. Huyện tổ chức quy hoạch vùng huyện, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Từ đó để quản lý, huy động tốt các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng, thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực, năng lực triển khai dự án vào những lĩnh vực thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội. Theo Đề án phát triển đô thị huyện Lạc Sơn giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 xác định hình thành đô thị mới Mường Vó (dự kiến), đô thị Ân Nghĩa (thị trấn Mường Khói) là đô thị loại V. Trong đó quy hoạch thị trấn Vụ Bản là đô thị loại V - trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị - xã hội, khoa học kỹ thuật và văn hóa, giáo dục của huyện, là hạt nhân thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện.

Đô thị Ân Nghĩa (thị trấn Mường Khói), dự kiến đến năm 2035 phát triển xã Ân Nghĩa thành thị trấn Mường Khói là vùng phát triển kinh tế toàn diện, lấy công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ làm động lực và chủ đạo. Đô thị này là điểm trung chuyển cho các hoạt động kinh tế, nhất là hoạt động kinh tế thương mại, du lịch sang vùng khác trong huyện. Phát triển nông nghiệp hàng hoá có giá trị kinh tế cao, bao gồm cây có múi, cây mía, rau chất lượng cao. Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gia công, cơ khí lắp ráp, công nghiệp chế biến nông sản, may mặc. Phát triển du lịch và các cơ sở hạ tầng du lịch phục vụ các điểm, tour du lịch…

Huyện Lạc Sơn đã quy hoạch các dự án trọng điểm như đầu tư nâng cấp các tuyến đường chính của 3 xã thuộc địa giới có quy hoạch thành thị trấn: Nhân Nghĩa, Ân Nghĩa, Yên Nghiệp; đầu tư xây dựng mới tuyến đường nội bộ khu hành chính, dịch vụ thương mại, thể dục thể thao, dân cư mới bên bờ sông Bưởi, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường xương cá kết nối các khu dân cư với trục giao thông khu vực; nhựa hóa và chiếu sáng các trục đường hiện có phù hợp quy hoạch xây dựng; cải tạo bến xe nội thị. Đầu tư các tuyến đường: đường tránh thị trấn Vụ Bản; đường mở rộng phía Nam thị trấn Vụ Bản; đường từ thị trấn Vụ Bản đi xã Quý Hòa; đường kết nối từ đường Hồ Chí Minh với khu công nghiệp Tân Phong, huyện Lạc Sơn. Đầu tư một số công trình hạ tầng văn hóa, xã hội, cảnh quan, kiến trúc đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị, đồng thời chú trọng cải cách hành chính, thu hút đầu tư.

Lê Chung

Các tin khác


Huyện Kim Bôi lan tỏa phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kim Bôi cho biết: Xác định phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh (SX-KD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững là một trong ba phong trào thi đua lớn, trọng tâm. Những năm qua, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Kim Bôi đã làm tốt công tác tuyên truyền, khuyến khích, động viên hội viên, nông dân đổi mới tư duy, mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về vốn, lao động, đất đai đầu tư cho SX-KD, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Thông qua phong trào, nhiều hộ nông dân đã phát triển thành doanh nghiệp, hợp tác xã, điển hình trong sản xuất nông nghiệp và kinh doanh, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động nông thôn.

Chuyển đổi số trong ghi chỉ số công tơ, tính hoá đơn tiền điện

Thời gian qua Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) đã ứng dụng chuyển đổi số (CĐS) vào việc ghi chỉ số, tính hóa đơn tiền điện. Qua đó rút ngắn được thời gian thực hiện, giảm thiểu sai sót, nâng cao năng suất lao động.

Khởi sắc xã Đoàn Kết

Xã Đoàn Kết thuộc vùng sâu của huyện Yên Thủy, có trên 98% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là dân tộc Mường. Trong những năm qua, nhân dân luôn giữ vững truyền thống đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương thoát khỏi diện khó khăn, hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới (NTM).

Tháo gỡ "điểm nghẽn" trong triển khai dự án đầu tư trên khu du lịch hồ Hòa Bình

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, trên khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình hiện có 16 dự án đầu tư dịch vụ, văn hóa, du lịch được cấp phép hoặc cấp chứng nhận với diện tích sử dụng đất khoảng 1.444 ha, tổng nguồn vốn trên 3.300 tỷ đồng. Bên cạnh công tác thu hút đầu tư, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, thực hiện mục tiêu phát triển KDL hồ Hòa Bình thành KDL quốc gia.

Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác lành mạnh giữa báo chí và doanh nghiệp

Trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024, chiều 16/3, đại diện các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp, đại lý quảng cáo đã cùng nhau trao đổi, thảo luận để tìm ra những mô hình hợp tác mới hiệu quả giữa báo chí, doanh nghiệp và đại lý quảng cáo trong bối cảnh hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục