Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu nông sản chủ lực của tỉnh đạt khoảng 137,8 triệu USD; tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông sản chủ lực, lợi thế chiếm khoảng 3,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa; đưa hàng hóa nông sản tới thị trường các nước: Mỹ, EU, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… những năm qua, tỉnh ta đã huy động mọi nguồn lực để chắp cánh, tạo đà cho nông sản Hòa Bình vươn xa.


Công nhân Công ty cổ phần Kim Bôi (thị trấn Ba Hàng Đồi - Lạc Thủy) 
vận chuyển lô hàng măng để chuẩn bị xuất khẩu sang thị trường Hà Lan vào tháng 2 vừa qua.

Tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp

Để nông nghiệp giữ vững vai trò "trụ đỡ” nền kinh tế của tỉnh, từ những năm 2015, 2016… tỉnh ta đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề về phát triển chăn nuôi, trồng trọt, phát triển thủy sản, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Tháng 8/2015, UBND tỉnh phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hòa Bình đến năm 2020.  Thực hiện Đề án, trong giai đoạn này ngành nông nghiệp của tỉnh đã tạo được những dấu ấn quan trọng. Tăng trưởng bình quân ngành đạt 4,5%/năm (chiếm gần 20% cơ cấu kinh tế của tỉnh). Phát huy kết quả đó, ngành NN&PTNT Hòa Bình tiếp tục thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 với lộ trình cụ thể.

Cùng với thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra là: Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; phấn đấu kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng bình quân 18% trở lên và cụ thể hóa kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 của UBND tỉnh, Sở NN&PTNT đã tích cực triển khai, thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch trong lĩnh vực NN&PTNT, thúc đẩy thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Thực hiện tốt các đề án, kế hoạch, giải pháp để phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Với các chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, vốn đầu tư cho  phát triển nông nghiệp đã tăng khá trong thời gian qua. Sản xuất nông nghiệp đạt được những thành tựu đáng kể. Đến thời điểm hiện tại, một số chỉ tiêu đã đạt và vượt chỉ tiêu đặt ra cho cả giai đoạn 2021 - 2025.

Xây dựng thương hiệu, kết nối mở rộng thị trường 

Với tiềm năng, lợi thế về đất đai, kỹ thuật canh tác… trong những năm qua, tỉnh ta không ngừng mở rộng vùng sản xuất hàng hóa nông sản. Trong đó tập trung sản xuất nông sản an toàn đạt chất lượng cao, phát triển các chuỗi liên kết sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Cùng với thu hút đầu tư, mời gọi các dự án phát triển nông nghiệp sạch, công nghệ cao vào địa bàn, ngành nông nghiệp đã phối hợp với các doanh nghiệp, hỗ trợ, tư vấn các nhà vườn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định, đảm bảo an toàn thực phẩm đáp ứng các điều kiện tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hiện khoảng 20% diện tích cây có múi trong tổng diện tích 9.600 ha cây ăn quả có múi trên địa bàn tỉnh được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, hỗ trợ phát triển sản xuất, chứng nhận chất lượng sản phẩm, xúc tiến thương mại nên năng suất, chất lượng các mặt hàng nông sản, đặc biệt là cây có múi trên địa bàn tỉnh luôn khẳng định được uy tín trên thị trường. Đến nay, toàn tỉnh có 158 sản phẩm OCOP 3 - 4 sao cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước.

Để chắp cánh cho nông sản Hòa Bình vươn ra biển lớn, tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, nhiều sản phẩm OCOP đã mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước, đặc biệt là xuất khẩu như: tinh bột nghệ của Công ty TNHH tinh bột nghệ Nhưng Vần (Lạc Sơn); trà chanh đào mật ong của HTX Hà Phong (Cao Phong) đã xuất khẩu sang thị trường Anh quốc; các sản phẩm măng sơ chế, chế biến của Công ty cổ phần Kim Bôi (thị trấn Ba Hàng Đồi, huyện Lạc Thủy) xuất khẩu sang thị trường các nước: Hà Lan, Nhật Bản, Đức...; sản phẩm chè Sông Bôi xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Hàn Quốc. Theo đó liên tiếp trong năm 2022, 2023 và đầu năm 2024, nhiều lô sản phẩm nông nghiệp của tỉnh được xuất khẩu thành công sang các thị trường Mỹ, Anh, EU... như: mía tươi, măng tươi của Công ty cổ phần Kim Bôi, cam Cao Phong, chè Sông Bôi, bưởi Lương Sơn, Yên Thủy… Được quan tâm đầu tư đúng mức, nông sản Hòa Bình đã khẳng định được thương hiệu, giá trị và từng bước vươn xa.



Lam Nguyệt 
(CTV)

Các tin khác


Xã Mường Chiềng gập ghềnh đường tới đích nông thôn mới

Sau 13 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), xã Mường Chiềng (Đà Bắc) mới đạt 12/19 tiêu chí. Những tiêu chí khó như tỷ lệ hộ nghèo, nhà ở dân cư, thu nhập... vẫn là nỗi trăn trở với chính quyền địa phương. Theo kế hoạch huyện giao, xã Mường Chiềng phấn đấu cán đích NTM vào năm 2025. Tuy nhiên để làm được điều đó, bên cạnh nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, chính quyền và người dân trong xã sẽ phải nỗ lực hơn rất nhiều để đạt đủ, hoàn thành các tiêu chí.

Hướng tới phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng

Những năm qua, nghề nuôi cá lồng trên hồ Thuỷ điện Hòa Bình phát triển mạnh, đem lại thu nhập ổn định cho hàng nghìn hộ dân. Tỉnh Hòa Bình đã ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế mặt nước để phát triển nghề nuôi cá lồng bền vững.

"Nóng" mùa đại hội cổ đông

Mùa đại hội cổ đông sắp bước vào giai đoạn cao điểm. Trong bối cảnh doanh nghiệp đang phải đối diện với nhiều khó khăn, câu chuyện chia cổ tức là một trong những vấn đề được quan tâm nhất trong mùa đại hội lần này. Bên cạnh đó, do thị trường chứng khoán diễn biến sôi động nên việc phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn dự báo sẽ làm "nóng” mùa đại hội.

Bà Rịa - Vũng Tàu đột phá, tiên phong vì mục tiêu, khát vọng phát triển thịnh vượng

Sáng 30/3, tại The Grand Ho Tram (xã Phước Thuận, huyện Muyên Mộc), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu long trọng khai mạc Hội nghị triển khai Quy hoạch thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư của tỉnh.

Bộ Công Thương chỉ đạo hoả tốc về hoá đơn điện tử đối với kinh doanh bán xăng dầu

Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố, các Sở Công Thương và doanh nghiệp đầu mối, các thương nhân phân phối xăng dầu về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử (HĐĐT) và cung cấp dữ liệu HĐĐT sau mỗi lần bán hàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục