Sau 13 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), xã Mường Chiềng (Đà Bắc) mới đạt 12/19 tiêu chí. Những tiêu chí khó như tỷ lệ hộ nghèo, nhà ở dân cư, thu nhập... vẫn là nỗi trăn trở với chính quyền địa phương. Theo kế hoạch huyện giao, xã Mường Chiềng phấn đấu cán đích NTM vào năm 2025. Tuy nhiên để làm được điều đó, bên cạnh nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, chính quyền và người dân trong xã sẽ phải nỗ lực hơn rất nhiều để đạt đủ, hoàn thành các tiêu chí.
Nhà văn hóa xóm Nà Mười, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) được xây dựng khang trang, góp phần thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa trong xây dựng nông thôn mới.
Mường Chiềng cách trung tâm huyện 60 km. Xã có xuất phát điểm thấp, địa hình đồi núi, canh tác không thuận lợi, đất sản xuất manh mún. Trên địa bàn hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ, nhận thức của một bộ phận người dân hạn chế. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều toàn xã chiếm 37,5%... Đây là những nguyên nhân khiến tiến trình XDNTM của xã còn chậm.
Đồng chí Bùi Văn Hường, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Chiềng cho biết: "Đẩy mạnh cuộc vận động Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh, cấp ủy, chính quyền xã tích cực vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc thù của xã nhằm phát triển kinh tế, ưu tiên nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo động lực hoàn thành các tiêu chí NTM, trong đó ưu tiên về đường giao thông và các công trình công cộng. Tuy nhiên, đời sống người dân khó khăn, việc huy động các nguồn xã hội hóa hạn chế nên hoàn thành các tiêu chí còn chậm. Thậm chí sau đợt rà soát theo bộ tiêu chí mới giai đoạn 2021-2025, một số tiêu chí trước đây đã hoàn thành nay không còn đạt như tiêu chí về nhà ở dân cư, y tế”.
Tiêu chí hộ nghèo, thu nhập đối với các xã vùng cao thường đi song song với nhau, đạt cả hai hoặc không đạt. Thời gian qua, xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân phát triển sản xuất, chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện, thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương để phát triển kinh tế; triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo hướng đến địa bàn khó khăn. Nguồn thu nhập của người dân chủ yếu từ nông, lâm nghiệp với cây lúa, ngô, hoa màu, chăn nuôi gia súc. Toàn xã hiện có 190 ha lúa, năng suất bình quân 58 tạ/ha, các loại rau màu 14 ha, trên 1.460 con trâu, bò, 2.120 con lợn, 630 con dê, 11.540 con gia cầm. Thu nhập bình quân của người dân còn thấp. Điển hình là xóm Kế cách trung tâm xã 10km, địa hình đồi núi, giao thông khó khăn, đất sản xuất phân tán, chuyển đổi cây trồng chưa hiệu quả, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo, nhà ở tạm rất cao. Hiện, các xóm đang chuyển đổi từ trồng keo lai sang các loại cây lâm nghiệp lâu năm như xoan, bồ đề, trẩu, dự kiến cho hiệu quả kinh tế cao hơn, từng bước cải thiện thu nhập.
Tiêu chí số 9 về nhà ở chưa đạt khi toàn xã còn 108/946 hộ là nhà tạm, dột nát, không đạt theo tiêu chí của Bộ Xây dựng. Do thu nhập thấp, nhiều hộ không làm được nhà đạt chuẩn theo quy định, diện tích hẹp, công trình vệ sinh thiếu thốn, hệ thống thoát nước không đảm bảo, còn nhiều nhà là nhà sàn tranh tre, nứa lá đã xuống cấp. Tiêu chí số 15 về y tế chưa đạt khi tỉ lệ người dân có sổ khám chữa bệnh điện tử chưa đạt trên 50%...
Những năm qua, nhờ chính sách hỗ trợ và các nguồn xã hội hóa, xã Mường Chiềng luôn quan tâm đầu tư xây dựng đường giao thông, công trình thủy lợi và các công trình công cộng phục vụ phát triển KT-XH, đẩy nhanh tiến độ XDNTM. Hiện, 100% đường trục xã được nhựa hóa, bê tông hóa, ô tô đi lại thuận tiện; trên 80% đường trục xóm được nhựa hóa, bê tông hóa; đường nội đồng không còn lầy lội khi trời mưa, tạo thuận lợi cho giao thương, đi lại của người dân. Đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh”, từ năm 2023 đến nay, xã huy động người dân đóng góp 670 ngày công, phát quang 29km đường xóm, nạo vét 44,5m3 cống rãnh, vá ổ gà nhiều tuyến đường. Tuy nhiên, các tiêu chí như trường học, cơ sở vật chất văn hóa, y tế, môi trường... chưa đạt và chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra.
Hoàng Anh
Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố, các Sở Công Thương và doanh nghiệp đầu mối, các thương nhân phân phối xăng dầu về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử (HĐĐT) và cung cấp dữ liệu HĐĐT sau mỗi lần bán hàng.
Sáng 29/3, đoàn công tác UBND tỉnh Bắc Giang do đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Hòa Bình về tổ chức hoạt động xúc tiến thu hút lao động trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, LĐLĐ tỉnh; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tỉnh Đoàn, Bảo hiểm xã hội tỉnh và Báo Hoà Bình.
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng đến nay dự án đấu giá quyền sử dụng đất khu nhà ở tại Đồng Chạo, xóm Vỏ, xã Xuất Hóa đã được huyện Lạc Sơn và các đơn vị liên quan hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) bàn giao cho nhà đầu tư triển khai các hạng mục dự án. Đây là một trong những dự án được huyện đặt mục tiêu hoàn thành công tác bồi thường, GPMB trong năm 2023.
Với nguyên liệu là gà ta được tuyển chọn kỹ, tẩm ướp, chế biến cùng những gia vị đặc trưng của núi rừng phía Bắc, sản phẩm gà ủ muối của Công ty cổ phần Tây Bắc Foods, xóm Mỵ, xã Yên Mông (TP Hòa Bình) đã được công nhận tiêu chuẩn OCOP 3 sao, mở ra nhiều cơ hội phát triển trên thị trường.
Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.
Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.