Nhằm truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ vươn lên làm giàu chính đáng, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn huyện Cao Phong đã triển khai đa dạng phong trào, hoạt động nhằm tập hợp, thu hút đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tham gia. Trong đó, nhiều mô hình khởi nghiệp hiệu quả đã đem lại nguồn thu nhập khá, giúp ĐVTN ổn định cuộc sống, đồng thời nâng cao chất lượng chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp".


Nhiều hộ đoàn viên thanh niên xã Hợp Phong (Cao Phong) phát triển kinh tế từ mô hình trồng cây ăn quả có múi.

Chị Nguyễn Thị Lan Anh, khu 2, thị trấn Cao Phong được biết đến là một trong những thanh niên điển hình, tiêu biểu trong phong trào lập thân, lập nghiệp tại địa phương. Sau nhiều năm nỗ lực, hiện chị sở hữu vườn cam Mỹ có diện tích 6.000m2 với trên 400 gốc cam, hàng năm cho nguồn thu nhập khá ổn định. Chị Lan Anh cho biết: Cam Mỹ là một trong những giống cho sản lượng cao, khi chín quả to, vị ngọt đậm nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm tôi chủ động tìm hiểu, trau dồi thêm kiến thức cải tiến quy trình kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào quá trình chăm sóc. Đồng thời tích cực sử dụng mạng xã hội, tham gia các chuỗi liên kết để tiêu thụ sản phẩm. So với các giống cam khác, cam Mỹ thu hoạch sớm hơn, từ đầu tháng 8 và kết thúc trong tháng 11. Niên vụ 2023 gia đình thu hoạch khoảng 10 tấn, giá dao động 30.000 - 35.000 đồng/kg bán lẻ. 

Không riêng chị Lan Anh, thời gian qua, với sự tiếp sức kịp thời của tổ chức đoàn, nhiều ĐVTN trên địa bàn huyện Cao Phong mạnh dạn khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa, thế mạnh của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao thu nhập, góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp sâu rộng trong ĐVTN và phát triển KT-XH địa phương. 

Toàn huyện Cao Phong hiện có 22 tổ chức Đoàn với khoảng 2.400 ĐVTN. Những năm qua, Huyện Đoàn đẩy mạnh tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; thông tin về tiềm năng, lợi thế của huyện trong phát triển kinh tế nhằm giúp thanh niên có định hướng khởi nghiệp. Năm 2023, Huyện Đoàn đã tham mưu, phối hợp tổ chức 1 hội nghị đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền địa phương với ĐVTN về chủ đề lập nghiệp, khởi nghiệp với 200 ĐVTN tham gia, góp phần tạo sự kết nối, nắm bắt thông tin về việc làm và giải quyết việc làm giữa doanh nghiệp với ĐVTN trên địa bàn huyện.

Các hoạt động tập huấn, truyền kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, tư vấn, hướng nghiệp cho ĐVTN cũng được đẩy mạnh. Huyện Đoàn đã chủ trì và phối hợp tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm với trên 400 ĐVTN tham gia. Chỉ đạo Đoàn khối trường học tổ chức các chương trình giới thiệu việc làm cho ĐVTN; Đoàn xã, thị trấn phối hợp các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức giới thiệu việc làm cho thanh niên địa phương; tuyên dương mô hình thanh niên phát triển kinh tế; tổ chức cho ĐVTN phát triển kinh tế tập thể, thanh niên khởi nghiệp tham gia chương trình tập huấn khởi nghiệp do Tỉnh Đoàn tổ chức...

Đồng chí Bùi Văn Tường, Phó Bí thư Huyện Đoàn Cao Phong cho biết: Tạo đà cho ĐVTN địa phương thi đua lập nghiệp, khởi nghiệp, cùng với các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ khoa học kỹ thuật, kiến thức sản xuất, Huyện Đoàn tiếp tục phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội huyện triển khai các chương trình vay vốn tới ĐVTN có nhu cầu để phát triển kinh tế. Quản lý tốt nguồn vốn 120 đã giải ngân trên địa bàn. Tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, đồng hành, tạo môi trường thuận lợi "tiếp lửa” cho ĐVTN trên con đường lập thân, lập nghiệp; đa dạng hình thức kết nối ý tưởng, dự án khởi nghiệp với các nhà đầu tư tiềm năng. Đẩy mạnh khởi nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng công nghệ xanh và chuyển đổi số. Từng bước chuyển trọng tâm từ khởi nghiệp thoát nghèo, khởi nghiệp làm giàu sang khởi nghiệp đổi mới - sáng tạo, khởi nghiệp bằng trí tuệ kết hợp sức mạnh công nghệ...

Từ những giải pháp được triển khai tích cực đã góp phần thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong thanh niên trên địa bàn huyện. Những mô hình thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu, hiệu quả được đánh giá cao xuất hiện ngày càng nhiều như: kinh doanh điện máy, điện lạnh, đồ nội thất của anh Lê Việt Cường, chi đoàn phố Bằng, xã Tây Phong; nuôi cá lồng của đoàn viên Đinh Văn Linh, xã Bình Thanh; trồng cây ăn quả có múi của anh Nguyễn Trung Kiên, Bí thư chi đoàn khu 3, thị trấn Cao Phong...


Thu Hằng


Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục