Gia đình chị Bùi Thị Minh Thư ở xóm Nưa, xã Độc Lập, TP Hòa Bình thuộc hộ nghèo với 5 khẩu. Cả nhà chỉ trông vào gần 1.000 m2 ruộng và ít đất đồi sau nhà trồng keo. Chị Thư ở nhà làm vườn, còn chồng thì đi làm thuê, thu nhập bấp bênh.


Được sự hỗ trợ của HTX dịch vụ nông nghiệp Độc Lập, gia đình chị Bùi Thị Minh Thư ở xóm Nưa, xã Độc Lập, TP Hòa Bình có thêm vốn, kiến thức đầu tư chăn nuôi, trồng trọt.

Năm ngoái gia đình chị được Nhà nước hỗ trợ 40 triệu đồng, cùng với vay mượn thêm đã xây được căn nhà kiên cố. Làm nhà xong, được mọi người động viên chị đã tham gia là thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp Độc Lập. Ban đầu chị còn e ngại vào HTX phải trồng cây, chăn nuôi theo định hướng nên gò bó. Rồi được mọi người động viên và tìm hiểu về HTX, chị đã đồng ý. Sau gần một năm, chị được các thành viên, tổ trưởng, ban giám đốc hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm nên việc trồng dưa chuột của gia đình cho năng suất, đầu ra ổn định hơn.

Cũng như chị Thư, khi được vận động, bà Đinh Thị Danh tham gia HTX nhưng còn nhiều băn khoăn, bởi bà suy nghĩ khi vào HTX việc chăn nuôi, trồng trọt phụ thuộc, bán hàng theo HTX. Gia đình bà có 5 khẩu, thuộc hộ nghèo của xã, nguồn thu nhập phụ thuộc vào 700 m2 ruộng. Vào HTX bà thầu thêm 700 m2 đất ruộng để trồng rau, màu. Lứa đầu bà được HTX hỗ trợ hạt giống, kỹ thuật nên thu nhập cao hơn hẳn so với trồng lúa. Bà Danh cho biết: Nếu như cấy 1 sào lúa thì mỗi vụ được khoảng 1 tạ thóc, nhưng trồng dưa thì thu nhập gấp đôi. Ngoài ra, gia đình tôi còn được HTX hỗ trợ giống gà để chăn nuôi. Gia đình khó khăn nên khi tham gia vào HTX và được hỗ trợ vốn, ứng vật tư… tôi rất yên tâm đầu tư sản xuất. 

Chị Bùi Thị Sách, tổ trưởng tổ thành viên xóm Nưa, HTX dịch vụ nông nghiệp Độc Lập cho biết: Ban đầu chúng tôi vận động mãi mọi người mới tham gia HTX. Đến nay, xóm đã có 10 thành viên, chủ yếu trồng dưa, bí, mướp đắng, ớt. Thấy lợi ích khi vào HTX nên nhiều người muốn tham gia. Các thành viên phần lớn hoạt động chăn nuôi, trồng trọt. Khi có nguồn vốn hoặc quỹ thì HTX tạo điều kiện hỗ trợ hoặc dành vốn vay cho các thành viên. Như cuối năm vừa rồi HTX được tặng thưởng, ban giám đốc quyết định mua giống gà hỗ trợ các thành viên để chăn nuôi.  

Chia sẻ với chúng tôi về quá trình tham gia HTX từ những ngày đầu thành lập, chị Nguyễn Thị Trình ở xóm Nội, xã Độc Lập chia sẻ: Không chỉ có quyền lợi từ HTX mà mỗi thành viên phải có trách nhiệm nâng cao chất lượng sản phẩm, uy tín của HTX. Chúng tôi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất như phân bón, phun thuốc, cách ly khi thu hoạch… Trong thời gian qua, HTX giúp các thành viên có việc làm ổn định, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo, làm giàu ngay trên đất quê hương. Hiện nay thị trường tiêu thụ của HTX không chỉ trong tỉnh mà tiếp cận được thị trường Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên và một số tỉnh, thành phố khác.

Anh Nguyễn Trung Kiên, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Độc Lập cho biết: Khi nhiều người tham gia HTX thì chúng tôi có lượng hàng lớn hơn và dễ cung ứng cho đối tác lớn thường xuyên, không bị gián đoạn. Với những sản phẩm mùa vụ, việc "dồn” sản lượng và giá thành hạ dễ xảy ra. Để bà con yên tâm sản xuất, chúng tôi có nhiều phương án như đầu tư sản xuất chuyên sâu tạo ra sản phẩm sau thu hoạch. Điển hình là sản phẩm xà phòng mướp đắng, xà phòng bí xanh, trà túi lọc bí đao, bông tăm xơ mướp, xà phòng than tre… từ các nông sản của HTX Độc Lập. Các sản phẩm này được biết đến với thương hiệu "Ethnic Farm - Nâng tầm nông sản vùng dân tộc thiểu số".


Việt Lâm

Các tin khác


Kiểm tra tình hình thu ngân sách nhà nước, sản xuất công nghiệp tại huyện Lạc Sơn

Sáng 9/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước, giải ngân vốn đầu tư công và phát triển công nghiệp tại huyện Lạc Sơn. 

Huyện Lạc Sơn: Điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư, doanh nghiệp

Không phải là vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn đã tận dụng những tiềm năng, lợi thế riêng có về lao động, đất đai, hệ thống giao thông kết nối để phục vụ phát triển KT - XH. Cùng với đó, huyện thu hút nhiều nguồn lực đầu tư vào địa bàn.

Tín dụng chính sách góp sức xây dựng nông thôn mới

Những năm qua, nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) không chỉ góp phần quan trọng trong đảm bảo an sinh xã hội, xoá đói, giảm nghèo, mà còn là động lực quan trọng để đẩy nhanh Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).

Vốn chính sách tiếp sức cho nông dân

Với vai trò là "cầu nối” nhận ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, Hội Nông dân (HND) tỉnh đã triển khai kịp thời các chương trình cho vay, đồng thời quản lý hiệu quả nguồn vốn. Từ đó góp phần quan trọng giúp hội viên nông dân (HVND) có điều kiện phát triển kinh tế, thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Huyện Đà Bắc:Quý I giải ngân 9 chương trình tín dụng

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đà Bắc, hiện nay đơn vị đang quản lý 18 chương trình tín dụng chính sách.

Tổng dư nợ uỷ thác vốn chính sách đạt trên 4.920 tỷ đồng

Theo Chi nhánh NHCSXH tỉnh, đến hết tháng 3/2024, tổng dư nợ uỷ thác các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh đạt 4.920,9 tỷ đồng, tăng 132,2 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục