Ngày 10/6, Maybank Research Pte Ltd dự báo rằng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của sáu quốc gia thành viên ASEAN - bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam - ước đạt 4,5%- 4,7% vào năm 2024 và 2025, từ mức 4,0% của năm 2023.


Bốc xếp container hàng hóa tại cảng Cát Lái (TP Hồ Chí Minh). (Ảnh minh họa: Hồng Đạt/TTXVN)

Trong báo cáo có tựa đề "Vấn đề ASEAN: Những người tiên phong mới”, các nhà nghiên cứu cho biết sự phục hồi tăng trưởng GDP sẽ được thúc đẩy bởi sản xuất và xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng điện tử đang hỗ trợ sức phục hồi tăng trưởng khiêm tốn trong nửa đầu năm nay.

Maybank cũng cho biết, trí tuệ nhân tạo (AI) và sự bùng nổ của trung tâm dữ liệu, cùng với nhu cầu điện tử toàn cầu ngày càng mở rộng đang làm sáng hơn triển vọng thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Đề cập đến vấn đề lãi suất, báo cáo cho rằng, mặc dù lãi suất tăng cao, xu hướng tăng cường các hoạt động kinh tế đã dẫn đến tăng trưởng cho vay trên toàn ASEAN. "Việc miễn thị thực ở Malaysia, Thái Lan và Singapore cùng với việc tăng cường năng lực các chuyến bay đang thúc đẩy khách du lịch Trung Quốc đến ASEAN”.

Bình luận về tỷ lệ lạm phát của ASEAN, Maybank cho biết, tỷ lệ này đã giảm mạnh so với mức cao nhất vào năm 2023, khi sự gián đoạn chuỗi cung ứng từ cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine tan biến. "Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương ASEAN bị hạn chế trong việc cắt giảm lãi suất chính sách vì nền kinh tế Mỹ "vẫn duy trì phong độ” và giữ lãi suất cao hơn trong một thời gian dài đã gia tăng áp lực lên tiền tệ của các thị trường mới nổi. Chúng tôi kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào năm 2024, bắt đầu từ tháng Chín tới”, báo cáo cho biết thêm.

Maybank cũng lưu ý rằng. ASEAN đã nổi lên như một trong những điểm đến ưa thích, khi các công ty đa quốc gia đa dạng hóa chuỗi cung ứng sản xuất. Điều này dẫn đến sự phê duyệt và đơn đăng ký FDI vào một số nước ASEAN, bao gồm Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia, tăng mạnh.

Đầu tư tư nhân đã tăng mạnh trong quý đầu tiên của năm nay tại Malaysia, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia, cho thấy sự gia tăng cam kết FDI gần đây đang trở thành hiện thực.

Các nước ASEAN đang đảm bảo nguồn đầu tư không chỉ từ Mỹ và các đồng minh, mà còn từ Trung Quốc, khi vốn FDI của nước này đã tăng mạnh vào Việt Nam, Thái Lan và Malaysia kể từ khi mở cửa trở lại. "Các ngành công nghiệp hàng đầu tham gia xuất khẩu mạnh mẽ là xe điện, tấm pin năng lượng Mặt trời và cung cấp công nghệ”.

Malaysia dường như đang thu hút khoản đầu tư lớn nhất vào trung tâm dữ liệu, khi AI thúc đẩy sự bùng nổ đầu tư vào lĩnh vực này trên khắp ASEAN. Malaysia đã thu hút đầu tư từ Google, Nvidia, GDS và Equinix, trong khi Thái Lan đã nhận được đầu tư từ Amazon, Microsoft và Google.

Trong khi đó, Indonesia đã thu hút Amazon, Alibaba và Edgnex, cùng nhiều hãng khác và thị trường non trẻ của Việt Nam đã nhận được cam kết từ những công ty như Keppel, Alibaba và Gaw Capital.


Theo TTXVN

Các tin khác


65% hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường FTA

Đến nay, 17 hiệp định thương mại tự do có hiệu lực giúp Việt Nam kết nối với gần 60 thị trường.

Hiệu ứng từ quy hoạch quốc gia về năng lượng và khoáng sản

Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao, cùng với yêu cầu về chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, các quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng và khoáng sản được xem có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ cho sự phát triển của ngành năng lượng và công nghiệp khai khoáng, mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.

Chứng khoán Việt Nam đón nhận các yếu tố hỗ trợ tích cực

Chứng khoán Việt Nam đang đón nhận các yếu tố hỗ trợ như nền kinh tế vẫn đang duy trì tăng trưởng từ tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng năm 2024 tiếp xu hướng tích cực, sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, sản xuất công nghiệp phục hồi tốt, khu vực dịch vụ tiếp tục tăng mạnh.

Hướng tới sự bền vững trong thu ngân sách nhà nước

Công tác thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế; sự phối hợp có hiệu quả của các cấp, các ngành trong công tác tổ chức quản lý thu. Theo báo cáo của UBND tỉnh, thu NSNN ước thực hiện hết tháng 5/2024 đạt 2.880 tỷ đồng, bằng 71% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 50% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh và bằng 196% so với cùng kỳ.

Phát triển kinh tế rừng bền vững

Với diện tích rừng tự nhiên lớn, độ che phủ rừng cao, tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế rừng. Đây cũng là hướng đi phù hợp nhằm tạo lập nền kinh tế bền vững, thân thiện với môi trường.

Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt tăng nhanh

Những năm gần đây, tại tỉnh Hòa Bình, việc thanh toán không dùng tiền mặt trở nên phổ biến. Điều này không chỉ giúp các "nhà băng” tiến gần hơn tới mục tiêu ngân hàng số mà còn tạo nhiều tiện ích cho khách hàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục