Theo kết quả điều tra "Xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý III/2024” vừa được Vụ Dự báo, Thống kê (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) công bố, nhiều tổ chức tín dụng đã hoặc dự kiến tăng nhẹ lãi suất huy động, tuy nhiên, tính chung cả năm 2024 vẫn dự kiến giảm nhẹ lãi suất huy động so với cuối năm ngoái, trong khi dự kiến giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.


Nhiều tổ chức tín dụng đã hoặc dự kiến tăng nhẹ lãi suất huy động.

Cụ thể, kết quả điều tra về xu hướng kinh doanh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa được công bố cho thấy có khoảng 70-75,5% tổ chức tín dụng kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ khả quan hơn trong quý III và cả năm 2024. Tính trong cả năm 2024, 86,2% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so năm 2023, bên cạnh đó, vẫn có 11% tổ chức tín dụng lo ngại lợi nhuận tăng trưởng âm và 2,8% ước tính lợi nhuận không thay đổi.

Các tổ chức tín dụng cho biết nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng (nhu cầu gửi tiền, sử dụng dịch vụ thanh toán, thẻ và nhu cầu thanh toán) chỉ phục hồi nhẹ trong quý II/2024, thấp hơn nhiều so mức kỳ vọng. Trong đó, nhu cầu gửi tiền, sử dụng dịch vụ thanh toán và thẻ được nhận định "cải thiện” nhiều hơn so nhu cầu vay vốn trong cùng kỳ. Tại thời điểm cuối quý II/2024, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp được nhận định cao hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân và tổ chức tín dụng khác.

Các tổ chức tín dụng dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng có thể "cải thiện” tốt hơn trong quý III/2024 so quý II/2024 và trong năm 2024 so năm 2023 khi nền kinh tế có nhiều diễn biến tích cực và phục hồi, trong đó nhu cầu vay vốn được kỳ vọng cải thiện nhiều hơn nhu cầu gửi tiền và thanh toán.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, nhiều tổ chức tín dụng đã hoặc dự kiến tăng nhẹ lãi suất huy động, tuy nhiên, tính chung cả năm 2024 vẫn dự kiến giảm nhẹ lãi suất huy động so cuối năm ngoái, trong khi dự kiến giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiếp cận tín dụng, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Các tổ chức tín dụng cho biết đã điều chỉnh giảm lãi suất biên hơn so phí dịch vụ. Giá bình quân các sản phẩm, dịch vụ được các tổ chức tín dụng dự kiến giữ ổn định trong quý III, cả năm 2024 và được dự báo tăng nhẹ trở lại trong năm 2025.

Ngoài ra, theo nhận định của các tổ chức tín dụng, thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong quý II/2024 vẫn duy trì trạng thái "tốt”, có cải thiện, gần đạt mức dự báo ở kỳ trước. Các tổ chức tín dụng dự báo tình hình thanh khoản sẽ tiếp tục cải thiện trong quý III/2024 và cả năm 2024 so năm 2023.

Về huy động vốn, kết quả điều tra cho biết, huy động vốn toàn hệ thống được kỳ vọng tăng bình quân 3,3% trong quý III/2024 và tăng 10,1% trong năm 2024, điều chỉnh cao hơn mức dự báo 9,9% ghi nhận tại kỳ điều tra trước. Dư nợ tín dụng toàn hệ thống được kỳ vọng tăng bình quân 3,7% trong quý III/2024 và tăng 14,1% trong năm 2024, điều chỉnh tăng 0,47% so với mức dự báo 13,6% tại kỳ điều tra trước.

Các tổ chức tín dụng cho biết tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng tiếp tục có biểu hiện "tăng nhẹ” trong quý II/2024, chưa đạt được kỳ vọng "giảm nhẹ” như kết quả tại thời điểm quý I/2024. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu có thể giảm trong quý III/2024. Cùng với đó, mặt bằng rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng được nhận định tiếp tục tăng trong quý II/2024 và dự báo tiếp tục xu hướng "tăng nhẹ” trong quý III.

Đánh giá tổng thể năm 2024, các tổ chức tín dụng dự báo mặt bằng rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng tiếp tục tăng nhẹ, nhưng tốc độ tăng mặt bằng rủi ro đã chậm lại nhiều so năm 2023.


Theo Báo Nhân Dân


Các tin khác


Tiếp tục tạo nguồn thu và tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước

Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy vừa ban hành Kết luận số 1026-KL/TU về sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 31/5/2021 của BTV Tỉnh ủy về tạo nguồn thu và tăng cường quản lý thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2025. Theo đó, nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 02-NQ/TU, BTV Tỉnh ủy yêu cầu các cấp, các ngành triển khai thực hiện một số giải pháp sau:

Xử lý hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Thúc đẩy phát triển kinh tế số

Trong bối cảnh chuyển đổi số cùng trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển, thương mại điện tử là xu hướng tiêu dùng được nhiều người lựa chọn.

Lợi ích kép từ giảm thuế giá trị gia tăng

Theo các chuyên gia kinh tế, việc giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% có ý nghĩa và tác động tới hầu hết mọi người dân và các doanh nghiệp, là một giải pháp trợ lực cho doanh nghiệp và kích cầu tiêu dùng.

Sáu tháng đầu năm 2024 vận chuyển container hàng hóa Trung-Việt tăng 1.565%

Tàu hàng liên vận container đã trở thành phương thức vận chuyển chính thúc đẩy trao đổi thương mại hàng hóa Việt Nam-Trung Quốc với số liệu ấn tượng 6 tháng đầu năm 2024 vận chuyển 4.928 container, tăng 1.565% so cùng kỳ năm trước.

Xác thực sinh trắc học - giải pháp bảo vệ khách hàng trong giao dịch trực tuyến

Từ ngày 1/7/2024, Quyết định số 2345/QĐ-NHNN, ngày 18/12/2023 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó, các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán sẽ áp dụng phương pháp xác thực sinh trắc học (STH) bằng nhận diện khuôn mặt đối với một số giao dịch trực tuyến. Đây là giải pháp công nghệ nhằm kiểm soát các hành vi lừa đảo và bảo vệ tài sản của khách hàng trong thanh toán trực tuyến.

Ưu tiên kích cầu tiêu dùng trong nước

Sáu tháng đầu năm 2024, hoạt động dịch vụ tiếp tục duy trì tăng trưởng khá, một số ngành dịch vụ như vận tải kho bãi, lưu trú và ăn uống tăng trưởng tốt hơn so với thời kỳ trước dịch Covid-19 do được hỗ trợ từ nhu cầu di chuyển tăng mạnh trong những tháng du lịch cao điểm hè.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục