Xác định phát triển công nghiệp là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giải quyết việc làm, tăng thu cho ngân sách, góp phần xóa đói, giảm nghèo, huyện Lạc Thủy đã triển khai tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đúng đắn về chủ trương hình thành, phát triển các cụm công nghiệp (CCN). Xây dựng các nghị quyết, chương trình hành động, đưa vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương về đẩy mạnh phát triển CCN.


Cụm công nghiệp Phú Thành II (Lạc Thuỷ) thu hút nhà đầu tư thứ cấp vào sản xuất, kinh doanh, tỷ lệ lấp đầy gần 87%. 

Trên địa bàn huyện có 7 CCN được đưa vào quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với tổng diện tích 398,12 ha. Có 5 CCN được đưa vào quy hoạch phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 với tổng diện tích quy hoạch 282,25 ha. Tỷ lệ lấp đầy đối với CCN Phú Thành II là 86,87%, CCN Đồng Tâm 30,29%, CCN Thanh Nông 52,51%. Riêng CCN Phú Thành II có thêm 2 nhà đầu tư đã có đề xuất UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, dự kiến đến hết năm 2024 tỷ lệ lấp đầy đạt 100%.
 
Đến nay, các quyết định chủ trương đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định là 1.069,78 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách nhà nước 115,04 tỷ đồng; vốn chủ đầu tư hạ tầng 900 tỷ đồng; vốn nhà đầu tư thứ cấp ứng tiền giải phóng mặt bằng 48,72 tỷ đồng; doanh nghiệp đầu tư hệ thống điện 6,03 tỷ đồng. Theo đó, các CCN đã thu hút được 19 nhà đầu tư thứ cấp, tổng diện tích thực hiện dự án 54,28 ha, tổng mức đăng ký đầu tư 1.406,37 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy đạt 39,72%.

Sau khi các dự án được phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư, UBND huyện giao Trung tâm Phát triển quỹ đất và CCN huyện phối hợp các đơn vị liên quan tiến hành kiểm đếm, lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng kịp thời, đảm bảo tiến độ, hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn. Huy động sự tham gia, vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, đối thoại để mọi người dân hiểu đầy đủ lợi ích của việc phát triển các CCN. Thực hiện đảm bảo đúng chính sách trong việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; bố trí đầy đủ nguồn vốn để thực hiện giải phóng mặt bằng. Căn cứ quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, các dự án đầu tư được phê duyệt, chủ đầu tư lập kế hoạch, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ theo đúng quy định, đảm bảo tiến độ, mục tiêu đầu tư, ổn định cuộc sống cho các hộ dân.

Thúc đẩy thu hút đầu tư, huyện chú trọng hoàn thiện, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng các CCN. Đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải, dành diện tích trồng cây xanh. Chủ động, kiến nghị các cấp ưu tiên cấp phép cho các nhà đầu tư có công nghệ tiên tiến phù hợp, lĩnh vực sản xuất ít ảnh hưởng tới môi trường, không đánh đổi môi trường với các dự án gây ô nhiễm. Hiện đã hoàn thành xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại CCN Phú Thành II.

Đồng chí Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện Lạc Thuỷ cho biết: Trong thu hút đầu tư vào các CCN, huyện có chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh; liên kết, đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động tại địa phương; đa dạng hóa hình thức đào tạo, gắn liền đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Tổ chức đào tạo tay nghề kỹ thuật cho người lao động, đặc biệt ưu tiên đối với con em các hộ gia đình có đất trong diện thu hồi phát triển công nghiệp, giúp cho người dân có thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống. Thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện các giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ về thu hút đầu tư. Cùng với đó, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của Trung ương và địa phương để hệ thống kết cấu hạ tầng được hoàn thiện. Xây dựng, áp dụng hàng rào kỹ thuật trong quá trình xem xét, quyết định các dự án mới nhằm mục tiêu thu hút đầu tư có chọn lọc, chất lượng, phù hợp với định hướng cơ cấu nền kinh tế và kết cấu hạ tầng CCN.


Đinh Thắng

Các tin khác


Không để vốn đầu tư công trở thành “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế

"Trong các tháng đầu năm 2024, việc chậm giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Vì thế, yêu cầu thời gian tới phải tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân với quyết tâm cao, không để VĐTC trở thành "điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế”. Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khi chủ trì hội nghị nghe báo cáo về tình hình giải ngân kế hoạch VĐTC của tỉnh đến ngày 31/7/2024.

Điểm sáng phong trào hiến đất làm đường ở xã Tú Sơn

Với phương châm "mở rộng đường làng, đất vàng cũng hiến”, người dân xóm Trẹo, xã Tú Sơn (Kim Bôi) đã gương mẫu, đi đầu trong phong trào hiến đất, mở rộng đường giao thông để xây dựng nông thôn mới. Từ đó, phong trào có sức lan tỏa rộng khắp, tạo hiệu ứng tích cực trong nhân dân, góp phần làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn.

Huyện Cao Phong: Gần 21,5 tỷ đồng cho vay giải quyết việc làm

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cao Phong, trong 7 tháng qua, đơn vị đã giải ngân đối với 10 chương trình tín dụng chính sách, doanh số cho vay đạt trên 71,6 tỷ đồng/1.472 lượt khách hàng vay vốn.

Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân vùng đồng bào dân tộc

Không chỉ có đời sống kinh tế, điều kiện vật chất ngày càng tốt lên mà mức hưởng thụ về tinh thần của người dân ngày một cải thiện. Đó là thành quả quan trọng, cũng là mục tiêu huyện Lạc Sơn tiếp tục hướng tới trong triển khai, thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS). Hiện nay, tổng dân số toàn huyện là 15,7 vạn người, trong đó, dân tộc Kinh chiếm 8%, dân tộc Mường 91%, còn lại 1% dân tộc khác... Trên địa bàn có 13 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), 22 xóm ĐBKK thuộc xã khu vực I, khu vực II.

“Điểm tựa” của hội viên nông dân huyện Kim Bôi

Tiếp tục phát huy vai trò cầu nối nhận ủy thác vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Kim Bôi đã làm tốt công tác quản lý, giải ngân vốn vay đến hội viên nông dân (HVND). Qua đó góp phần giúp hội viên được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt 5.104 tỷ đồng

Theo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, đến hết tháng 7/2024, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt 5.104 tỷ đồng, tăng 3.236 tỷ đồng so với năm 2014.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục