Huyện Đà Bắc có tiềm năng lớn về phát triển cây chè, thực tế cây trồng này đã hiện diện ở một số xã vùng cao của huyện ngót nửa thế kỷ. Mặc dù chất lượng chè thơm ngon nhưng các sản phẩm chè của Đà Bắc vẫn chưa có thương hiệu, chưa trở thành cây làm giàu cho người dân ở vùng đất khó này…


Do khó khăn về đầu ra nên bà con tại xã Trung Thành (Đà Bắc) không dành nhiều tâm sức chăm sóc những đồi chè hàng chục năm tuổi. 

Trung Thành được coi là một trong những "vựa” chè của huyện. Có những thời điểm cây chè đã "vượt” lên ngô, sắn với hiệu quả kinh tế đầy hứa hẹn. Dù vậy, việc phát triển loại cây được kỳ vọng rất nhiều này trải nhiều thăng trầm, hiện giá trị mà cây chè đem lại vẫn ở mức "tiềm năng”. Tháng 12/2016, lần đầu tiên người viết được tìm hiểu, ghi nhận về sự phát triển của cây chè ở xã Trung Thành. Khi đó với trên 40 ha cho thu hoạch thường xuyên, nhiều xóm ở Trung Thành xanh ngát sắc chè. Tuy nhiên, đầu ra lúc đó gặp nhiều khó khăn do hạ tầng giao thông và cơ sở chế biến không đáp ứng được hết sản lượng. 

Những lần trở lại sau này, chè Trung Thành đã có bước phát triển mới. Đặc biệt là năm 2019, Hợp tác xã sản xuất chè Nam Phương được thành lập đã phần nào giải quyết đầu ra cho sản phẩm, mở hướng xây dựng thương hiệu chè Shan tuyết Trung Thành. Đến năm 2021, chè Shan tuyết Trung Thành được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh. Tuy nhiên hiện nay sản phẩm này đã ngừng hoạt động do Hợp tác xã giải thể. Theo đồng chí Lường Văn Thái, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ xã Trung Thành: Vì nhiều lý do mà hợp tác xã dừng hoạt động, hiện nay xã Trung Thành có trên 60 ha chè. Tuy nhiên do gặp khó khăn về đầu ra, giá cả nên nhiều hộ không đầu tư chăm sóc diện tích chè. 

Về Trung Thành có thể thấy hình ảnh các đồi chè nằm trơ trọi, thiếu bàn tay chăm sóc của con người. Đây là thực trạng rất đáng tiếc đối với cây trồng đã từng được kỳ vọng là cây xoá đói, giảm nghèo, có thể giúp bà con làm giàu. Không chỉ ở Trung Thành, một số xã trồng chè khác trên địa bàn huyện Đà Bắc hiện cũng gặp không ít khó khăn trong phát triển cây chè. Trước thực tế đó, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch về phát triển bền vững, đa giá trị cây chè trên địa bàn huyện, giai đoạn 2024 - 2030. Huyện đặt mục tiêu đến năm 2030, toàn huyện phát triển ổn định diện tích chè khoảng 128,8 ha, với năng suất chè búp tươi bình quân đạt 36,49 tạ/ha, sản lượng ước đạt 470 tấn. Phấn đấu trên 80% diện tích chè ứng dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng (IPHM), các quy trình sản xuất tốt, an toàn (GlobalGAP, VietGAP, hữu cơ). Các sản phẩm trà chế biến sâu đạt trên 20% và 100% diện tích chè tập trung được quản lý, cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc.

Để đạt những mục tiêu đó, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc Nguyễn Thanh Tuấn cho biết: Thời gian tới, huyện sẽ tập trung vào 7 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động người dân thay đổi phương thức sản xuất từ quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết sản xuất hình thành vùng sản xuất hàng hóa. Tiếp tục rà soát, xác định quỹ đất để phát triển các vùng chè tập trung nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất gắn với bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ. Xây dựng, phát triển các vùng sản xuất chè theo hướng sinh thái gắn với phát triển du lịch. 

Bên cạnh đó, phục tráng, lưu giữ nguồn gen giống chè bản địa và trồng mới, trồng thay thế tại các vùng sản xuất tập trung bằng các giống chè mới, chất lượng cao; tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật sản xuất chè an toàn theo hướng ứng dụng công nghệ cao, bền vững.


Viết Đào

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Vốn chính sách tạo đà cho nông dân phát triển kinh tế

Những năm gần đây, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Tân Lạc tích cực phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phát huy tốt vai trò uỷ thác các nguồn vốn vay, làm cầu nối giúp hội viên phát triển kinh tế. Nhờ đó, các cấp hội đã giúp hội viên nông dân (HVND) xây dựng được nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, nâng cao thu nhập, đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi.

Đôn đốc thu ngân sách nhà nước những tháng cuối năm

Sáng 19/9, Ban chỉ đạo đôn đốc thu, nộp ngân sách nhà nước tỉnh đã tổ chức hội nghị đánh giá công tác thực hiện thu ngân sách nhà nước 8 tháng năm 2024. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đảm bảo an toàn và tổ chức giao thông qua đường tỉnh 445

Ảnh hưởng mưa lớn kéo dài, đường tỉnh 445 (ĐT.445) tại đoạn tuyến Km3+560 - Km3+660 bị sạt lở thẳng đứng mái taluy âm, lún sụt nền mặt đường, gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông. Trước tình hình đó, các ngành, địa phương tập trung phối hợp triển khai các phương án đảm bảo an toàn và tổ chức giao thông trên tuyến.

Huyện Yên Thuỷ đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2024, huyện Yên Thuỷ được giao kế hoạch vốn đầu tư công và các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) trên 146 tỷ đồng. Để đảm bảo giải ngân các nguồn vốn theo đúng kế hoạch, UBND huyện đã chỉ đạo, triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Tính đến cuối tháng 8/2024, huyện đã thực hiện giải ngân được 78,053 tỷ đồng, đạt 53,22% kế hoạch.

Nỗ lực cứu lúa và các loại cây trồng sau bão

Do ảnh hưởng của bão và hoàn lưu bão số 3, tính đến ngày 14/9, toàn tỉnh bị thiệt hại trên 7.300 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả, cây hàng năm và lâu năm… Hiện, chính quyền và nông dân các địa phương khẩn trương khắc phục hậu quả, nỗ lực cứu diện tích lúa vụ mùa, hoa màu ngập úng nhằm giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất.

Chủ động các điều kiện khởi công dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu là công trình trọng điểm của ngành Giao thông vận tải và là tuyến cao tốc đầu tiên được triển khai xây dựng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục