Với hồ thuỷ điện rộng lớn, Hoà Bình là 1 trong 5 tỉnh có tiềm năng lớn nhất cả nước về phát triển nuôi trồng thuỷ sản hồ chứa. Thực tế, những năm qua nghề nuôi cá lồng đã phát triển mạnh, các sản phẩm cá, tôm sông Đà Hoà Bình trở thành thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.


Trong thời gian tới, tỉnh Hoà Bình xác định du lịch sẽ là "đầu kéo" để phát triển bền vững nghề nuôi trồng thuỷ sản trên hồ thuỷ điện Hoà Bình. (Ảnh tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong).

Hòa Bình là tỉnh miền núi Tây Bắc có tiềm năng phát triển thủy sản tương đối lớn với trên 14.560 ha mặt nước. Đặc biệt là hồ thuỷ điện Hoà Bình với diện tích 8.892 ha đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản hồ chứa. Những năm qua, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các chủ trương, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nghề nuôi cá lồng trên hồ thuỷ điện Hoà Bình. Nổi bật như Quyết định số 1354/QĐ-UBND, ngày 05/7/2021 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg, ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Nhờ đó mà nghề nuôi cá lồng, bè trên hồ thủy điện Hòa Bình đã phát triển rất nhanh, số lồng/bè nuôi cá năm 2014 là 1.700 lồng, nay đã tăng lên gần 5.000 lồng. 

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện trên khu vực hồ Hòa Bình có một số doanh nghiệp, hợp tác xã nuôi trồng thủy sản với quy trình hữu cơ, VietGAP. Hệ thống lồng, bè, máy móc được đầu tư, áp dụng kỹ thuật tiên tiến nhất. Nhờ đó chất lượng thủy sản luôn đảm bảo. Một số sản phẩm từ thủy sản nuôi trồng trên hồ đã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao. Năm 2018, đánh dấu bước phát triển mới của nghề nuôi trồng thuỷ sản trên hồ Hoà Bình, khi Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp chứng nhận nhãn hiệu "Cá sông Đà - Hòa Bình” và "Tôm sông Đà - Hòa Bình”. 

Tại huyện vùng cao Đà Bắc, Hợp tác xã Đà Giang ECO, xã Tiền Phong là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực phát triển ngành thủy sản của huyện về nuôi cá sạch theo đúng quy trình chuẩn của VietGAP. Xã Tiền Phong có 5 xóm giáp ranh lòng hồ Hoà Bình, từ lâu nghề nuôi cá lồng đã được bà con chú trọng. Tuy nhiên do nhiều khó khăn về đầu ra, hạn chế về kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế chưa được như kỳ vọng. Năm 2023, Hợp tác xã Đà Giang ECO được thành lập đã liên kết các hộ dân trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, các sản phẩm cá trắm đen sông Đà, cá lăng đen sông Đà, cá ngạnh sông Đà của hợp tác xã đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Theo Giám đốc Hợp tác xã Đà Giang ECO Xa Ngọc Hưng: Hiện nay, hợp tác xã chú trọng thêm các sản phẩm cá chế biến chuyên sâu, như: cá trắm đen sấy mắc khén, cá bống sông Đà chiên, cá kho niêu "người lái đò sông Đà”. Bên cạnh sự nỗ lực của hợp tác xã trong tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thì các hoạt động hỗ trợ, quảng bá do tỉnh tổ chức đã đem lại những hiệu quả tích cực thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng ở địa phương. 

Thời gian qua, các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm cá, tôm sông Đà được tỉnh triển khai đa dạng. Trong đó, nổi bật là tổ chức thành công Lễ hội cá, tôm sông Đà tỉnh Hoà Bình lần thứ nhất năm 2023. Để xây dựng, phát triển thương hiệu cá, tôm sông Đà, ngày 5/6/2024, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 966/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Phát triển thủy sản hồ chứa thủy điện Hòa Bình gắn với du lịch đến năm 2030. Đề án đã xác định các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, như: Xây dựng 8 vùng nuôi trồng thủy sản lồng bè tập trung gắn với các tua, tuyến, điểm du lịch khu vực hồ Hòa Bình; số lồng nuôi 10.000 lồng, giá trị sản xuất thủy sản đạt 500 tỷ đồng/năm; 80% cơ sở nuôi cá lồng áp dụng quy trình sản xuất nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) hoặc tương đương.

Đồng chí Lương Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản tỉnh nhấn mạnh: Đề án là cơ sở pháp lý, định hướng chiến lược để quản lý, phát triển khai thác tiềm năng, lợi thế về thủy sản lòng hồ Hòa Bình đến năm 2030. Tỉnh xác định, du lịch là "đầu kéo” để nâng tầm giá trị của thương hiệu tôm cá sông Đà. Hoà Bình kỳ vọng, du lịch sẽ đi trước, mở đường và sẽ là đầu tàu để kéo thủy sản phát triển, đồng thời du lịch cũng là kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm. Khách du lịch sẽ là người tiêu thụ tôm, cá sông Đà. Định hướng của tỉnh về lâu dài, bền vững là khai thác giá trị thương hiệu tôm, cá sông Đà chứ không phải là sản xuất thủy sản sông Đà. 


Viết Đào

Các tin khác


Giá vàng giảm không thấy đáy

Giá vàng hôm nay 13/11/2024 trong nước nhẫn tròn trơn giảm mạnh chiều mua, xuống 79,5 triệu đồng (mua vào), mất hơn 8 triệu đồng mỗi lượng; vàng miếng SJC giữ ở 80,5-84 triệu đồng (mua - bán). Giá vàng thế giới hồi phục nhẹ.

UBND tỉnh bàn phương án thực hiện 2 dự án về giao thông, khắc phục hậu quả thiên tai

Ngày 13/11, UBND tỉnh tổ chức họp bàn phương án xử lý sạt trượt Dự án khẩn cấp phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai tại km 27+750 và km 28+400 đường 435; tiến độ Dự án đường giao thông kết nối liên vùng từ đường Hồ Chí Minh, tỉnh Thanh Hóa đến Quốc lộ 6 và đường cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu (CT03) đoạn qua tỉnh Hòa Bình. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Dự án Đà Giang Food của Hòa Bình giành giải tại Cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp Xanh

Dự án "Đà Giang Food - Thực phẩm sạch từ trang trại đến bàn ăn kết hợp du lịch trải nghiệm trên lòng hồ Hòa Bình” của Trịnh Thanh Hòa và Nguyễn Mai Hồng đến từ huyện Đà Bắc (Hòa Bình) đã giành giải khuyến khích tại Cuộc thi Ý tưởng/Dự dự án Khởi nghiệp Xanh - Phát triển bền vững lần thứ 10, năm 2024. Cuộc thi được tổ chức bởi Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Công ty CP Vinamit và Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên tại TP Hồ Chí Minh.

Tạo “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội

Những năm qua, việc triển khai hiệu quả các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) đã tạo "đòn bẩy” để đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Triển vọng xuất khẩu hành tăm Yên Thủy

Hành tăm (củ nén) được trồng trên địa bàn huyện Yên Thủy từ nhiều năm nay. Không đơn thuần là loại gia vị giúp món ăn thêm hấp dẫn mà trong đông y, hành tăm được đánh giá như một loại dược liệu chữa được nhiều bệnh hiệu quả. Từ loại cây được dùng làm gia vị cho những bữa ăn hàng ngày, với sự nỗ lực của nông dân cũng như các cấp chính quyền, hành tăm đã trở thành cây hàng hóa, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, đem lại thu nhập cao cho người dân. Đặc biệt, trong tháng 10 vừa qua, hành tăm đã vượt qua các yêu cầu về an toàn thực phẩm (ATTP) để xuất khẩu sang thị trường Anh.

Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh và Liên minh Hợp tác xã tỉnh

Chiều 11/11, Hội Nông dân (HND) tỉnh và Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tổ chức Ký kết chương trình phối hợp hỗ trợ HND các cấp và hội viên nông dân (HVND) tham gia phát triển kinh tế tập thể (KTTT) trong nông nghiệp đến năm 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục