Đồng hành cùng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), hàng năm, Hội Nông dân (HND) tỉnh bám sát các chỉ tiêu xây dựng NTM của tỉnh để xây dựng các nội dung, nhiệm vụ liên quan. Từ đó triển khai tới các cấp Hội trong tỉnh các mô hình, chương trình, dự án phát triển KT-XH theo hướng thiết thực, cụ thể, có nội dung liên quan đến tiêu chí về thu nhập, môi trường, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, xây dựng hệ thống chính trị...


Nông dân xã Đoàn Kết (Yên Thủy) hưởng ứng chiến dịch toàn dân làm thủy lợi, đảm bảo nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.

Xóm Ve, xã Đông Bắc (Kim Bôi), qua từng năm trong hành trình xây dựng NTM, những tuyến đường liên xóm được đổ bê tông rộng rãi đã giúp việc đi lại, sản xuất của người dân thuận tiện hơn nhiều. Có được những con đường như vậy, một phần là nhờ hội viên nông dân (HVND), người dân tự nguyện hiến đất vì sự phát triển chung. Ở xóm Ve, tiêu biểu có gia đình HVND Bùi Văn Lung đã 2 lần hiến đất với tổng diện tích 200m2, tương đương giá trị khoảng 247 triệu đồng. Ông Lung chia sẻ: Nhiều năm trước, khi chưa có con đường mới, bà con trong xóm phải đi bộ qua đường đồi dốc, chật hẹp, lầy lội trong mùa mưa. Do đó, khi xã vận động người dân chung sức xây dựng NTM, hiến đất làm đường, từ năm 2018 - 2023, gia đình tôi đã tự nguyện hiến gần 50 m2 đất nông nghiệp và trên 150 m2 đất thổ cư để mở rộng đường.

Ông Lung là một trong số hàng nghìn HVND tích cực tham gia phong trào xây dựng NTM tại địa phương thông qua việc tự nguyện hiến đất để làm đường và xây dựng các công trình phúc lợi. Tại các địa phương trong tỉnh, vai trò nòng cốt của nông dân được phát huy trong thực hiện xây dựng NTM. Giai đoạn 2021 - 2024, các cấp Hội đã vận động hội viên hiến hơn 144.900 m2 đất; làm mới và sửa chữa    569km đường giao thông nội đồng; nạo vét, phát dọn, tu sửa trên 2.133 km kênh mương  nội đồng; đào đắp trên 4.620 m3 đất đá; làm mới và sửa chữa 424 cầu, cống. Thực hiện tiêu chí môi trường, HND ở cơ sở đã duy trì và xây dựng mới 730 mô hình bảo vệ môi trường nông thôn; xây dựng được 331 "Hàng cây nông dân” có gắn biển của Hội. 

Hàng năm, các cấp Hội phát động, tổ chức bình xét danh hiệu và tổ chức sơ kết phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững theo quy định. Trong 3 năm, bình quân hàng năm toàn tỉnh có trên 74.000 lượt hộ HVND đăng ký danh hiệu hộ SXKD giỏi các cấp; có trên 5.300 lượt hộ được HND tỉnh    công nhận danh hiệu hộ SXKD giỏi cấp tỉnh.   Từ phong trào, nhiều hộ HVND SXKD giỏi đã thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, chi, tổ hội nghề nghiệp, thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động, hình thành các chuỗi liên kết hợp tác trong SXKD và tiêu thụ sản phẩm. Các cấp Hội cũng vận động nông dân giúp nhau về tiền, hàng hóa, cây, con giống để ủng hộ hàng nghìn lượt hộ HVND có hoàn cảnh khó khăn trong tỉnh mỗi năm. Đồng thời, phối hợp các ngành, đơn vị tổ chức hoạt động quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ nông sản cho nông dân; hỗ trợ nông dân đưa sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử; xây dựng mới 15 cửa hàng nông sản, thực phẩm an toàn làm điểm quảng bá và tiêu thụ các sản phẩm an toàn, VietGAP, hữu cơ, OCOP của tỉnh.

Các hoạt động hỗ trợ nông dân về vốn, vật tư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề... cũng được tăng cường thực hiện, giúp hội viên nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy, mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đặc biệt, Hội tiếp tục tín chấp và nhận ủy thác với các ngân hàng cho nông dân vay vốn phát triển SXKD với tổng dư nợ gần 5.954 tỷ đồng, cho trên 54.300 hộ vay. Thông qua đó, nông dân đã xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, kinh tế hợp tác, thúc đẩy phát triển sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Đồng chí Bùi Đức Biên, Phó Chủ tịch HND tỉnh cho biết: Có thể nói, mỗi công trình, phần việc của các cấp HND trong tỉnh là một điểm nhấn quan trọng, khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu của tổ chức Hội trong mọi phong trào, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương xây dựng NTM. Thời gian tới, Hội các cấp tiếp tục tuyên truyền, vận động cán bộ, HVND hiến đất, đóng góp ngày công, tiền của mở rộng đường giao thông, xây dựng công trình công cộng, phúc lợi xã hội; thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu; thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp; phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị; nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Đồng thời, chú trọng phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa... để nâng cao thu nhập cho người dân theo hướng bền vững.


Thu Hằng


Các tin khác


“Đòn bẩy” giảm nghèo bền vững từ tín dụng chính sách

Triển khai nhiều chương trình tín dụng, thủ tục vay vốn đơn giản, lãi suất ưu đãi, những năm qua, nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh vượt lên khó khăn. Đây là "đòn bẩy” quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Nhiều cơ hội, thách thức đan xen trong phát triển thương mại điện tử

Ngày 28/10/2024, tại Hà Nội, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam ra mắt thử nghiệm sàn thương mại điện tử (TMĐT) Nông sản Bưu điện để giới thiệu các loại nông sản đặc sản vùng miền trong cả nước. Tại buổi ra mắt, những trái cam Cao Phong đã vượt qua nhiều sản phẩm tiêu biểu, được lựa chọn để giới thiệu đến các doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng. Sau khi trải nghiệm, khách hàng có những phản hồi tích cực về những tiện ích sàn giao dịch TMĐT này mang lại, cũng như hương vị đặc trưng thơm, ngọt của trái cam Cao Phong. Trong 2 ngày diễn ra sự kiện, số lượng cam Cao Phong được tiêu thụ lên tới 5.250 kg. Tiếp sau đó, sản phẩm cam Cao Phong liên tiếp được ghi nhận là một trong những mặt hàng dẫn đầu về sản lượng tiêu thụ trên sàn TMĐT này.

Từng bước phát triển đa giá trị cây chè

Nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên và văn hóa bản địa, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch phát bền vững, đa giá trị cây chè trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2024 - 2030. Thực hiện kế hoạch, ngành nông nghiệp tỉnh tích cực chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và các địa phương từng bước rà soát diện tích, triển khai đồng bộ các giải pháp. Phấn đấu đến năm 2030, tỉnh ổn định diện tích vùng trồng chè khoảng 1.200 ha.

Giá vàng chạm mức cao nhất hơn một tuần

Giá vàng giao ngay tăng phiên thứ tư liên tiếp trong ngày 21/11, đạt mức cao nhất trong hơn một tuần, do nhu cầu tìm kênh đầu tư an toàn tăng mạnh trước dự báo doanh thu đáng thất vọng của Nvidia và căng thẳng Nga-Ukraine leo thang.

Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh kiểm tra tiến độ dự án xây dựng Nhà máy xi măng Hoàng Long

Ngày 21/11, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ dự án xây dựng Nhà máy xi măng Hoàng Long tại xã Cao Dương (Lương Sơn). 

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình phát triển vùng dân tộc

Căn cứ vào chỉ đạo của các cơ quan Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã cụ thể hóa và ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Các cấp ủy Đảng, chính quyền tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đi vào chiều sâu nhằm triển khai có hiệu quả chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục