Thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn huyện Lạc Thủy có 28 công trình triển khai trên địa bàn 8 xã với tổng mức đầu tư khoảng 65.704 triệu đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương 23.607 triệu đồng; ngân sách tỉnh 9.442,80 triệu đồng; ngân sách huyện đối ứng 14.164,20 triệu đồng; vốn huy động khác khoảng 18.526 triệu đồng.

Theo UBND huyện Lạc Thủy, sau khi kinh phí được phân bổ chi tiết đến từng công trình, các công trình đã được thi công và hoàn thành các hạng mục theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt. Mới đây, thực hiện Nghị quyết số 421/NQ-HĐND, ngày 30/8/2024 của HĐND tỉnh và kế hoạch đầu tư công năm 2024 đã được điều chỉnh tại Nghị quyết số 421/NQ-HĐND, ngày 30/8/2024 của HĐND tỉnh, huyện đã khẩn trương rà soát và đề xuất danh mục công trình để tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đã đạt chuẩn ở giai đoạn trước nhưng mức độ chưa cao. Theo đó, đề xuất thực hiện 2 công trình với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 7.600 triệu đồng, trong đó, ngân sách Trung ương 3.800 triệu đồng, vốn đối ứng ngân sách tỉnh 1.520 triệu đồng, vốn đối ứng ngân sách huyện 2.280 triệu đồng.


P.V

Các tin khác


Nhiều cơ hội, thách thức đan xen trong phát triển thương mại điện tử

Ngày 28/10/2024, tại Hà Nội, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam ra mắt thử nghiệm sàn thương mại điện tử (TMĐT) Nông sản Bưu điện để giới thiệu các loại nông sản đặc sản vùng miền trong cả nước. Tại buổi ra mắt, những trái cam Cao Phong đã vượt qua nhiều sản phẩm tiêu biểu, được lựa chọn để giới thiệu đến các doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng. Sau khi trải nghiệm, khách hàng có những phản hồi tích cực về những tiện ích sàn giao dịch TMĐT này mang lại, cũng như hương vị đặc trưng thơm, ngọt của trái cam Cao Phong. Trong 2 ngày diễn ra sự kiện, số lượng cam Cao Phong được tiêu thụ lên tới 5.250 kg. Tiếp sau đó, sản phẩm cam Cao Phong liên tiếp được ghi nhận là một trong những mặt hàng dẫn đầu về sản lượng tiêu thụ trên sàn TMĐT này.

Từng bước phát triển đa giá trị cây chè

Nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên và văn hóa bản địa, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch phát bền vững, đa giá trị cây chè trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2024 - 2030. Thực hiện kế hoạch, ngành nông nghiệp tỉnh tích cực chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và các địa phương từng bước rà soát diện tích, triển khai đồng bộ các giải pháp. Phấn đấu đến năm 2030, tỉnh ổn định diện tích vùng trồng chè khoảng 1.200 ha.

Giá vàng chạm mức cao nhất hơn một tuần

Giá vàng giao ngay tăng phiên thứ tư liên tiếp trong ngày 21/11, đạt mức cao nhất trong hơn một tuần, do nhu cầu tìm kênh đầu tư an toàn tăng mạnh trước dự báo doanh thu đáng thất vọng của Nvidia và căng thẳng Nga-Ukraine leo thang.

Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh kiểm tra tiến độ dự án xây dựng Nhà máy xi măng Hoàng Long

Ngày 21/11, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ dự án xây dựng Nhà máy xi măng Hoàng Long tại xã Cao Dương (Lương Sơn). 

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình phát triển vùng dân tộc

Căn cứ vào chỉ đạo của các cơ quan Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã cụ thể hóa và ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Các cấp ủy Đảng, chính quyền tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đi vào chiều sâu nhằm triển khai có hiệu quả chương trình.

Nông dân xã Khoan Dụ thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Thời gian qua, hoạt động sản xuất tại xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) diễn ra sôi nổi với phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SX-KD) giỏi đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ phong trào góp phần tích cực khai thác tiềm năng của địa phương, xuất hiện nhiều gương phát triển kinh tế nổi bật, vươn lên làm giàu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục