Năm 2024, tổng nguồn vốn đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) tại huyện Cao Phong trên 86 tỷ đồng. Đến hết tháng 11/2024 huyện giải ngân được trên 48,5 tỷ đồng, đạt 56,1% kế hoạch vốn giao. Nguồn vốn sự nghiệp trên 45,5 tỷ đồng, mới giải ngân được trên 8,5 tỷ đồng, đạt 18,9% kế hoạch vốn giao.


Công trình đường giao thông liên xã Nam Phong - Dũng Phong, huyện Cao Phong do nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đầu tư, 
tạo điều kiện thuận lợi cho bà con giao thương, phát triển kinh tế.

Trong đó, CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có tổng nguồn vốn đầu tư trên 33,7 tỷ đồng, đã giải ngân trên 23,9 tỷ đồng, đạt 71% kế hoạch vốn. Nguồn vốn sự nghiệp trên 33 tỷ đồng, đã giải ngân trên 4,7 tỷ đồng, mới đạt 14,3% kế hoạch.

CTMTQG giảm nghèo bền vững có tổng nguồn vốn đầu tư 280 triệu đồng, đã giải ngân 100% kế hoạch vốn. Nguồn vốn sự nghiệp trên 6,6 tỷ đồng, đã giải ngân trên 3,5 tỷ đồng, đạt 53,1% kế hoạch vốn.

CTMTQG xây dựng nông thôn mới tổng nguồn vốn đầu tư 53,4 tỷ đồng, đã giải ngân 24,3 tỷ đồng, đạt 46,3% kế hoạch. Nguồn vốn sự nghiệp trên 5,8 tỷ đồng, giải ngân 331 triệu đồng, chỉ đạt 5,7% kế hoạch.

Đồng chí Lê Xuân Hà, Trưởng phòng Dân tộc huyện Cao Phong cho biết: CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phải triển khai nhiều dự án khác nhau trên nhiều lĩnh vực, nên việc triển khai vốn sự nghiệp rất khó khăn. Diện tích rừng biến động, việc rà soát mất nhiều thời gian, vì vậy nội dung này chậm thực hiện. Đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị vùng trồng dược liệu quý, đối tượng thụ hưởng chưa đảm bảo, do vậy chưa triển khai thực hiện được. 

Với CTMTQG xây dựng nông thôn mới, trong triển khai có một số tiêu chí khó thực hiện, như tiêu chí về y tế do chưa có phần mềm, chưa có cơ sở vật chất, trang thiết bị; tiêu chí tiếp cận pháp luật việc xây dựng mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật và mô hình điển hình về hòa giải theo nội dung hướng dẫn cần thực hiện trong khoảng thời gian dài. Việc huy động các nguồn lực, đặc biệt huy động nguồn vốn đối ứng ngoài ngân sách để thực hiện các dự án gặp nhiều khó khăn. Dự án hỗ trợ thí điểm mô hình trung tâm thu mua cung ứng nông sản an toàn cấp huyện là nội dung tương đối mới, nên đơn vị thực hiện ngoài việc tổ chức báo cáo nghiệm thu cấp cơ sở, còn cần thời gian xin ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về nội dung liên quan nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất.

 Đối với CTMTQG giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo của huyện tuy giảm nhiều nhưng vẫn còn cao so với mức bình quân chung của cả nước. Kết quả giảm nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn tuy đã đạt mục tiêu nhưng chưa thực sự bền vững. Một số ít người dân còn tâm lý trông chờ, ỷ lại không muốn thoát nghèo. Nguồn kinh phí phân bổ cho dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn vượt quá nhu cầu đăng ký học nghề thực tế của địa phương, dẫn đến khó khăn trong việc đảm bảo giải ngân hết nguồn kinh phí được giao. Việc bố trí giáo viên tham gia giảng dạy các ngành nghề còn thiếu, mặc dù trung tâm đã huy động ký kết với các cá nhân, tổ chức đảm bảo đủ tiêu chuẩn, điều kiện giảng dạy theo quy định, nhưng cũng chưa đáp ứng hết được số lớp thực hiện theo kế hoạch.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các CTMTQG, tạo điều kiện để người dân được hưởng lợi sớm nhất, UBND huyện Cao Phong đề nghị các sở, ngành đẩy nhanh tiến độ thẩm định khi UBND huyện gửi tờ trình, giúp huyện có cơ sở thực hiện các bước tiếp theo đảm bảo các điều kiện giao vốn chi tiết. Đề xuất ngành chức năng có giải pháp tháo gỡ những vướng mắc về đối tượng thụ hưởng việc sửa chữa, bảo dưỡng và mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo nghề cho Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện.


Việt Lâm

Các tin khác


Huyện Mai Châu đồng lòng xây dựng nông thôn mới

Với quan điểm "Xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, có điểm khởi đầu mà không có điểm kết thúc”, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân huyện Mai Châu đã chung sức, đồng lòng triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM gắn với nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị.

Vàng trong nước biến động theo đà giảm của vàng thế giới

Từ mốc 82,7 - 85,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) hôm đầu tuần, giá vàng đột ngột tăng mạnh lên ngưỡng 84,6 - 87,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) hôm 12/12. Khoảng chênh lệch đạt khoảng 2 triệu đồng/lượng.

Phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị được coi là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân, doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tập trung ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất gắn với xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm.

Dong riềng Cao Sơn vào vụ thu hoạch

Thời điểm này, người dân trồng dong riềng tại xã Cao Sơn (Đà Bắc) tất bật thu hoạch để bán cho tư thương. Mặc dù chịu ảnh hưởng của thiên tai nhưng năng suất, chất lượng dong riềng ở xã vùng cao này vẫn ổn định, đặc biệt giá bán được duy trì ở mức cao.

Nỗ lực thoát nghèo ở thôn đặc biệt khó khăn

Năm 2014, thôn Thăng, xã Thanh Sơn (Lương Sơn) là 1 trong 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn của tỉnh. Sau hơn 10 năm, diện mạo nông thôn tại vùng đất này có nhiều khởi sắc, đời sống người dân đã có chuyển biến tích cực. Theo rà soát, hiện thu nhập bình quân đầu người ước đạt 53 triệu đồng/năm, toàn thôn còn 2 hộ nghèo.

Tháng 11, toàn tỉnh khai thác trên 720 ha rừng trồng tập trung

Theo số liệu báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, trong tháng 11/2024, trên địa bàn toàn tỉnh đã khai thác 720,01 ha rừng trồng tập trung, với khối lượng 57.307,54 m3 gỗ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục