Để cụ thể hóa nghị quyết đại hội và quyết tâm tạo đột phá trong thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, huyện Lạc Thủy đã xây dựng phương án "Phát triển các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn huyện đến năm 2030, định hướng đến năm 2050”. Trong đó, đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, kết nối các vùng, miền trong và ngoài huyện để thu hút đầu tư phát triển các khu, CCN.


Công ty TNHH mút Việt Thắng, cụm công nghiệp Phú Thành II (Lạc Thủy) tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương.

Xác định đầu tư xây dựng hạ tầng công nghiệp là mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương, huyện Lạc Thủy đã có nhiều giải pháp mang tính đột phá nhằm khuyến khích thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp và đầu tư hạ tầng. Những năm qua, huyện tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển; tạo cơ chế thuận lợi để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển các cơ sở chế biến công nghiệp. Năm 2024, công tác thu hút đầu tư được quan tâm, đến nay toàn huyện có 69 dự án đầu tư vào huyện với tổng số vốn đăng ký khoảng 48.595 tỷ đồng, trong đó có 39 dự án đi vào sản xuất, kinh doanh, chiếm 56,5% tổng dự án.

Trên địa bàn huyện hiện có 5 CCN được đưa vào quy hoạch phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, tổng diện tích quy hoạch 282,25ha; trong đó, 4 CCN đã có quyết định thành lập với tổng diện tích 215,86 ha; lựa chọn được 3 nhà đầu tư hạ tầng, có 2 nhà đầu tư hạ tầng đã được phê duyệt đầu tư (CCN Đồng Tâm và CCN môi trường công nghệ cao Hoà Bình), đang hoàn thiện các thủ tục thành lập CCN Đồng Tâm II diện tích 66,38 ha, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 626 tỷ đồng. Đến nay, các CCN thu hút được 19 nhà đầu tư thứ cấp với tổng diện tích thực hiện dự án 54,28 ha, tổng mức đăng ký đầu tư 1.447,57 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy đạt 39,7%. 

Để tạo đột phá trong thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, huyện đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng công khai, minh bạch, nhất là các TTHC trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, đất đai, xây dựng; thực hiện chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế doanh nghiệp; phối hợp các cơ quan chuyên môn của tỉnh cung cấp thông tin, quảng bá hình ảnh, lợi thế, tiềm năng của địa phương để thu hút đầu tư.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Các nhà máy đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả, giải quyết việc làm cho nguồn lao động dồi dào của địa phương. Để tiếp tục hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV và tạo đột phá trong phát triển công nghiệp, thời gian tới, huyện Lạc Thủy tập trung hoàn thiện, chỉnh trang các CCN hiện có, phát triển các CCN mới đồng bộ với hạ tầng, đáp ứng nhu cầu mặt bằng sản xuất của các nhà đầu tư. Huyện đã hoàn thành phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung cho 8/8 xã, thị trấn; phê duyệt đồ án chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 cho 2 dự án...

Đồng chí Bùi Trung Kiên, Bí thư Huyện ủy Lạc Thủy cho biết: Để đẩy mạnh thu hút đầu tư, đưa Lạc Thủy phát triển nhanh, vững chắc, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống người dân, thời gian tới, huyện tăng cường công tác giải phóng mặt bằng; tiếp tục huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ kế hoạch phát triển KT-XH. Đặc biệt, quy hoạch thêm các CCN, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về công tác xúc tiến đầu tư, hỗ trợ kinh phí học nghề cho người lao động; xây dựng hạ tầng đồng bộ, hiện đại phục vụ nhu cầu của người dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương, đưa Lạc Thủy trở thành vùng động lực trên địa bàn tỉnh.


Đinh Thắng

Các tin khác


Hòa Bình nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh

Thời gian qua, với mục tiêu bứt phá mạnh mẽ điểm số và thứ hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Hoà Bình triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, năng động và thuận lợi cho các thành phần kinh tế.

Huyện Cao Phong: Dư nợ tín dụng chính sách tăng trên 49 tỷ đồng

Chiều 14/1, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (HĐQT NHCSXH) huyện Cao Phong tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. 

Người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn sản phẩm OCOP cho dịp Tết

Phát triển các dòng sản phẩm OCOP thuộc Chương trình Mỗi xã Một sản phẩm, hiện nay là thế mạnh của các đơn vị sản xuất từ hình thức kinh tế tập thể đến doanh nghiệp.

Huyện Tân Lạc phát huy hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Tân Lạc đã chuyển tải kịp thời nguồn vốn tín dụng chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Nguồn vốn này đã giúp hàng nghìn hộ dân có điều kiện phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Vốn chính sách đồng hành cùng nông dân trong sản xuất, kinh doanh

Năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh thực hiện tốt việc ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho vay hộ nghèo, hội viên nông dân (HVND) và các đối tượng chính sách khác. Qua đó giúp nhiều hộ nghèo có vốn phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo của địa phương.

Huyện Đà Bắc có 242 tổ tiết kiệm và vay vốn

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đà Bắc, đến hết năm 2024, toàn huyện có 10.309 tổ viên hoạt động tại 242 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Bình quân mỗi xã, thị trấn có 14 tổ TK&VV, bình quân mỗi tổ có 43 tổ viên, dư nợ bình quân đạt gần 2,6 tỷ đồng/tổ. Hàng tháng số tổ viên tham gia tiền gửi tiết kiệm đạt trên 80%/tổng số hộ vay vốn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục