Ngày 3/2 (tức mùng 6 Tết), các cửa hàng, trung tâm kinh doanh vàng bạc trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh chính thức mở cửa đón khách sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Mặc dù giá vàng trong nước ghi nhận tăng vọt, song vẫn có nhiều người dân vẫn đến mua sắm với hi vọng lấy "hên" trong ngày đầu năm mới.
Người dân mua vàng lấy 'hên' dù giá vàng tăng vọt. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Những ngày qua, thị trường vàng thế giới liên tiếp lập đỉnh mới trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn tăng vọt, do lo ngại về các biện pháp thuế quan mà Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt có khả năng kiềm chế tăng trưởng toàn cầu và tạo áp lực lạm phát.
Giá vàng trong nước theo đó cũng có sự biến động mạnh. Giá vàng miếng SJC niêm yết tại các công ty được đẩy lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2025 đến nay, khi niêm yết 87,3 - 89,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) vào sáng nay, tăng khoảng 500.000 đồng/lượng so với hôm qua.
Đây cũng là mức tăng mạnh của giá vàng trong những ngày qua. Biên độ chênh lệch giá mua - bán được duy trì ở mức cao 2 triệu đồng/lượng.
Đáng chú ý, giá vàng nhẫn SJC hiện cũng không có nhiều sự chênh lệch so với giá vàng miếng, khi mua vào 87 triệu đồng/lượng, bán ra 88,7 triệu đồng/lượng.
Dù giá vàng đang neo cao, song vẫn có nhiều người dân tới mua sắm nhân dịp đầu năm mới Ất Tỵ. Tại cửa hàng chính Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC trên đường Nguyễn Thị Minh Khai ghi nhận lượng khách tới mua sắm khá đông. Dù không có cảnh chen lấn, xếp hàng dài, nhưng lượng khách ra vào nhộn nhịp hơn so với ngày thường.
Tranh thủ không có ca trực trong hôm nay, chị M.Tâm ở Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh đã tới cửa hàng này để mua 1 chỉ vàng nhẫn SJC. Theo chị M.Tâm, hàng năm chị vẫn thường mua 1-2 chỉ vàng trong những ngày đầu năm mới để lấy "hên". Việc mua vàng mang tính "tượng trưng" nên dù giá vàng có tăng mạnh trước ngày vía Thần Tài thì cũng ít bị ảnh hưởng.
"Giá vàng rất khó đoán định, nhưng thực sự ai đầu tư vàng cũng sẽ không lựa chọn thời điểm này để mua tích trữ số lượng lớn. Bởi giá vàng trong nước thường tăng đáng kể trước ngày vía Thần Tài và sẽ điều chỉnh ngay sau đó. Mình nghĩ năm nay cũng vậy thôi", chị M.Tâm cho biết.
Theo ghi nhận, hầu hết người dân tới mua sắm cũng với hy vọng có một năm sung túc, may mắn, nên chỉ mua số lượng rất ít, thường 1-2 chỉ vàng, thậm chí nhiều người cũng chỉ mua 0,5 chỉ vàng.
Tuy nhiên, có người muốn mua với số lượng nhiều hơn cũng khó, bởi Công ty SJC tiếp tục thực hiện quy định giới hạn mỗi khách mua tối đa 2 chỉ vàng, trong bối cảnh nhu cầu mua vàng có xu hướng tăng cao vào đầu năm, nhất là ngày vía Thần Tài sắp tới.
Bên cạnh lượng người tới mua sắm đầu năm, có không ít khách hàng tranh thủ giá vàng đang neo cao để bán được giá. Mang 4 chỉ vàng đi bán, chị N.Minh (Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh) cho biết, bản thân chị rất muốn nắm giữ, nhưng do gia đình cần tiền gấp nên phải mang ra bán. Thời điểm này vàng đang tăng nên bán sẽ được giá tốt hơn.
Theo các chuyên gia, mua sắm vàng ngày vía Thần Tài đã trở thành thói quen của nhiều người dân. Tuy nhiên, giá vàng trong dịp này thường tăng cao do nhu cầu của người mua tăng mạnh. Do đó, người dân không nên lướt sóng đầu tư vàng vào dịp này để tránh rủi ro, chưa kể thị trường tài chính được dự báo sẽ biến động khó lường sau các chính sách thuế quan mới đây của Tổng thống Mỹ ông Donald Trump.
Tại thời điểm 17 giờ 00 phút, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) công bố giá bán vàng miếng SJC ở mức 87,8 - 89,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 500 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên đầu giờ sáng nay (lúc 9h 30 phút); tăng 1 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên hôm qua.
Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI công bố giá vàng miếng SJC ở mức 7,8 - 89,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 500 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên đầu giờ sáng nay; tăng 1 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên hôm qua.
Tương tự như vàng miếng SJC, giá vàng nhẫn được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC công bố ở mức 87,5 - 89,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 500 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên đầu giờ sáng nay; tăng 1,2 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 800 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua.
Theo Baotintuc.vn
Mùng 2 Tết, không khí xuân vẫn còn ngập tràn khắp phố phường, làng quê. Tuy nhiên, một số tiểu thương đã bắt đầu mở cửa kinh doanh, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân. Số cửa hàng, sạp hàng tại chợ truyền thống… hoạt động trở lại ngày càng nhiều trong ngày mùng 3.
Bưởi đỏ là giống cây trồng bản địa của huyện Tân Lạc. Nơi đây được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để trồng và phát triển cây bưởi đỏ. Với trên 80% diện tích là núi có độ cao trung bình khoảng 300 - 400m so với mực nước biển, bưởi đỏ của huyện Tân Lạc được trồng trên đất đồi có tầng canh tác dày, độ phì nhiêu, khả năng thoát nước tốt. Khí hậu, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn, giúp quả bưởi hấp thụ được nhiều dưỡng chất… Cùng với đó là kỹ thuật canh tác bưởi đỏ của người dân địa phương đã tạo nên lợi thế riêng của vùng đất Mường Bi.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã lan tỏa mạnh ở vùng nông thôn. Để đưa các sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến, những năm qua, các cấp, ngành, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), các hộ sản xuất trong tỉnh không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến, ứng dụng khoa học công nghệ... vào quy trình sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, chú trọng đến những sản phẩm có chất lượng, từng bước tăng sức cạnh tranh và vị thế của sản phẩm OCOP Hòa Bình, mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng tới xuất khẩu.
Khai thác tiềm năng, lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, đồng thời bắt nhịp và tạo ra các sản phẩm nông nghiệp xanh đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình đã và đang chú trọng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao. Qua đó thúc đẩy xu thế sản xuất nông nghiệp sạch theo hướng hữu cơ, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đảng ta luôn khẳng định "Ngoại giao kinh tế là một nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của nền ngoại giao Việt Nam, một động lực quan trọng để phát triển đất nước nhanh, bền vững…”. Thực hiện chủ trương đó, trong những năm qua, nhất là năm 2024 tỉnh Hoà Bình đã chủ động nâng cao chất lượng, hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế; vận động thu hút nguồn lực bên ngoài phục vụ các hoạt động tăng trưởng của tỉnh.