Những năm qua, các địa phương trong tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, kế hoạch về phát triển, cơ cấu lại ngành nông nghiệp.


Cam Cao Phong là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, được người dân chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng.

Theo đó, tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, hiệu quả, sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường. Đồng thời đẩy mạnh nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm, nhất là nhóm các sản phẩm chủ lực của tỉnh, như cam, bưởi, rau, lợn, gà, thủy sản và trồng rừng sản xuất.

Giai đoạn 2022 - 2024, tốc độ tăng GRDP ngành nông, lâm, thủy sản bình quân hằng năm đạt 4,43%. Đến năm 2024, giá trị thu nhập trên 1 ha diện tích đất trồng trọt ước đạt 200 triệu đồng, sản phẩm chủ lực đạt 255 triệu đồng/ha. Trên địa bàn tỉnh đã xây dựng một số mô hình liên kết sản xuất, chuỗi giá trị trong sản xuất trồng trọt có giá trị kinh tế cao.

Hoạt động xuất khẩu nông sản chủ lực, có lợi thế của tỉnh đạt kết quả nổi bật. Đến năm 2024, đã có 14 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác có sản phẩm nông sản, lâm sản được xuất khẩu sang các thị trường EU, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan. Tổng sản lượng xuất khẩu đạt 4,152 nghìn tấn với tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt khoảng 1,89 nghìn tỷ đồng.

  

V.Đ

Các tin khác


Vùng cao Độc Lập chủ động phòng chống rét đậm, rét hại

Liên tiếp từ cuối tháng 1 đến nay xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại kéo dài, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe Nhân dân và tình hình sản xuất. Cấp ủy, chính quyền xã Độc Lập (TP Hòa Bình) đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân trên địa bàn.

Tiếp thêm sức mạnh cho nền kinh tế vươn mình

Cùng cả nước, tỉnh Hòa Bình bước vào năm 2025 với nhiều quyết tâm và động lực để phát triển bứt phá trong "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc". Những quyết sách quan trọng đã được ban hành ngay từ đầu năm nhằm củng cố nội lực, tiếp thêm sức mạnh cho nền kinh tế.

Nâng cao hiệu quả công tác phòng vệ thương mại

Song song với cơ hội mở rộng xuất khẩu, các vụ việc phòng vệ thương mại gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ đối với hàng xuất khẩu cũng ngày càng nhiều hơn và tính chất phức tạp gia tăng. Thực hiện Quyết định số 316/QĐ-TTg, ngày 01/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án "Xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại” (gọi tắt là Đề án 316), tỉnh Hòa Bình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong 5 năm triển khai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục