Ngày 21/2, Hội đồng thẩm định Quốc gia đã họp xem xét nội dung Đồ án Quy hoạch chung đô thị Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đến năm 2045. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì hội nghị.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn, Chủ tịch Hội đồng thẩm định phát biểu tại hội nghị.
Tham dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Đức Dũng, Bí thư Huyện ủy huyện Lương Sơn...
Đồ án Quy hoạch chung đô thị Lương Sơn được xây dựng theo tinh thần Nghị quyết 06-NQ/TW, ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đồ án được lập trên phạm vi toàn bộ diện tích ranh giới hành chính huyện, với khoảng 36.482,72ha. Trong đó, ranh giới cụ thể: Phía Bắc giáp huyện Thạch Thất và Quốc Oai, Thành phố Hà Nội; phía Nam giáp huyện Kim Bôi và huyện Lạc Thủy; phía Đông giáp huyện Chương Mỹ và huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội; phía Tây giáp thành phố Hòa Bình.
Về tính chất đô thị, Lương Sơn nằm ở cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, kết nối với vùng Tây Bắc. Mục tiêu đến năm 2030, Lương Sơn phấn đấu trở thành đô thị loại III. Đây là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải, logistics, thương mại, dịch vụ và du lịch của vùng Tây Bắc. Lương Sơn cũng là một trong những trung tâm KT-XH của khu vực phía Đông tỉnh Hòa Bình, với các động lực phát triển chính là công nghiệp, dịch vụ, du lịch - nghỉ dưỡng, đô thị và nông nghiệp công nghệ cao, có khả năng lan tỏa mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển của các vùng khác trong tỉnh.
Lương Sơn hướng đến trở thành đô thị xanh, thông minh, sinh thái và phát triển bền vững, đóng vai trò hỗ trợ các chức năng giáo dục, y tế, thương mại, dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng, văn hóa, thể dục thể thao và nhà ở không chỉ cho tỉnh Hòa Bình mà còn khu vực phía Tây Thành phố Hà Nội. Đô thị này có vị trí chiến lược quan trọng về QP-AN.
Về mô hình và cấu trúc phát triển đô thị, đô thị Lương Sơn phát triển theo mô hình đô thị đa cực liên kết (3 tâm, 5 tuyến, 4 vùng chức năng) gồm: Cực trung tâm là thị trấn Lương Sơn và khu vực phụ cận cùng 2 cực ở phía Trung và Nam với các tính chất đặc trưng riêng; các cực phát triển đô thị được liên kết với nhau bằng các trục chính đô thị và gắn kết với các trục giao thông đối ngoại, liên vùng tỉnh Hòa Bình và vùng Thủ đô Hà Nội.
Về định hướng phát triển không gian đô thị, Lương Sơn được tổ chức trên cơ sở hình thành 3 trung tâm hạt nhân: Trung tâm đô thị phía Bắc, Trung và Nam. Quy hoạch bao gồm 5 tuyến, trong đó: 3 hành lang phát triển hỗn hợp đa chức năng kết nối với cao tốc CT.02, Quốc lộ 21 và Cao tốc CT.39 cùng 2 hành lang phục vụ dịch vụ thương mại và khu dân cư dọc theo Quốc lộ 6 và trục tránh Quốc lộ 6. Đồng thời, quy hoạch chia thành 4 vùng chức năng chính: Vùng đô thị trung tâm, vùng du lịch, vùng nông nghiệp và vùng công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng.
Theo nhận xét của Hội đồng thẩm định, Đồ án Quy hoạch chung Đô thị Lương Sơn đến năm 2045 đã được chính quyền địa phương tổ chức lập công phu, phương pháp nghiên cứu khoa học bài bản, nội dung thể hiện rõ ràng, mạch lạc, đáp ứng yêu cầu đề ra. Về cơ bản, đồ án đáp ứng nội dung theo quy định của pháp luật quy hoạch đô thị. Tuy nhiên, cần tiếp tục hoàn thiện đồ án.
Thay mặt chính quyền tỉnh, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Chương tiếp thu các ý kiến của Hội đồng thẩm định và cam kết sẽ nhanh chóng chỉ đạo sớm bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện đồ án.
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn đề nghị UBND tỉnh và đơn vị tư vấn tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp từ các cơ quan, đơn vị liên quan để hoàn thiện đồ án. Tỉnh cần rà soát các số liệu, cập nhật căn cứ pháp lý đầy đủ, đảm bảo tính chính xác, phù hợp với quy định hiện hành. Đồng thời, bổ sung và đánh giá lại số liệu về dân số, lao động, tình trạng hạ tầng kinh tế - xã hội và đặc thù khu vực. Về công tác quản lý quy hoạch và dự án, cần đánh giá thực trạng hiện tại, rà soát và phân loại các dự án để đảm bảo tính khả thi của đồ án.
Về định hướng không gian đô thị, cần thể hiện rõ sự gắn kết giữa tính chất đô thị và các yếu tố tự nhiên, phù hợp với mục tiêu đạt đô thị loại III vào năm 2030. Trong quy hoạch sử dụng đất, rà soát lại quỹ đất phát triển đô thị, tuân thủ các quy chuẩn và tiêu chuẩn hiện hành, đồng thời làm rõ số liệu về đất ở nông thôn, đô thị. Thiết kế đô thị cần bổ sung yếu tố không gian đặc trưng, thể hiện bản sắc khu vực. Đề nghị UBND tỉnh và đơn vị tư vấn nhanh chóng hoàn thiện Đồ án quy hoạch chung trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.
Thùy Anh
(Trang TTĐT huyện Lương Sơn)
Bộ Tài chính đề nghị tiếp tục miễn thuế thu nhập cá nhân với lãi tiền gửi tiết kiệm trong dự thảo Luật Thuế Thu nhập cá nhân (thay thế).
Dự án Nhà máy xi măng Xuân Sơn có tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng đang được triển khai trên diện tích hơn 40ha tại xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy. Đây là 1 trong 14 dự án trọng điểm của tỉnh hứa hẹn tạo đột phá cho kinh tế của địa phương.
Theo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, trong tháng 1/2025, đơn vị đã giải ngân vốn vay đối với 11 chương trình tín dụng chính sách. Trong đó, cho vay vốn đối với hộ nghèo là chương trình có doanh số cho vay cao thứ 3, với hơn 17 tỷ đồng, cho trên 250 hộ cận nghèo được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất. Đến hết tháng 1/2025, tổng dư nợ chương trình tín dụng này đạt 813,7 tỷ đồng/16.044 hộ dân còn dư nợ.
Thực hiện Kết luận số 61-KL/TW, ngày 3/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề án "Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân (HND) Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (XDNTM) và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam” (gọi tắt là Đề án 61), Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với HND các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, góp phần XDNTM" giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Đề án 01). Các cấp HND trong tỉnh đã nỗ lực phối hợp các ngành, đơn vị và đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần khẳng định vị thế, vai trò của các cấp HND, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Đến nay, ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện Lạc Sơn. Năm 2024, cùng với đẩy mạnh phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội, trên địa bàn đã xuất hiện nhiều nhân tố, mô hình tiêu biểu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.
Hiện toàn tỉnh có 694 tổ chức kinh tế tập thể (KTTT) hoạt động, kết quả sản xuất, kinh doanh ổn định, trong đó có 525 hợp tác xã (HTX), 3 quỹ tín dụng nhân dân, 166 tổ hợp tác đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực. Trong năm 2024 thành lập mới 63 HTX, thu hút 16,3 nghìn thành viên và trên 29 nghìn lao động. Doanh thu bình quân ước đạt 1,58 tỷ đồng/HTX, lợi nhuận bình quân 174 triệu đồng/HTX, thu nhập bình quân của lao động thường xuyên đạt 4,67 triệu đồng/người/tháng. Đến nay có 15 sản phẩm OCOP đạt 4 sao trở lên và 103 sản phẩm OCOP 3 sao của tổ chức KTTT; khoảng 32% HTX có sản phẩm được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, đủ điều kiện an toàn thực phẩm, hữu cơ. KTTT đóng góp ngày càng quan trọng đối với phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.