Thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình quan tâm công tác hỗ trợ vốn để nông dân phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất. Trong đó, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã phát huy vai trò tích cực, tạo điều kiện để hội viên nông dân trong tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên khá, giàu.
Đại diện Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh giải ngân nguồn quỹ tại xã Hùng Sơn (Kim Bôi).
Công tác xây dựng Quỹ HTND những năm qua đạt kết quả khả quan, mang lại hiệu quả tích cực, thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Đồng thời, tiếp tục khẳng định được vai trò trong kết nối, tập hợp hội viên cùng ngành nghề, lợi ích, chí hướng thoát nghèo vươn lên làm giàu. Việc xây dựng nhóm hộ cho vay đã phát huy thế mạnh ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của địa phương để xây dựng chi, tổ hội nông dân nghề phù hợp, đảm bảo theo tiêu chí "5 tự” và "5 cùng” do Hội Nông dân phát động.
Đến nay, Quỹ HTND tỉnh tăng trưởng cả về quy mô tổ chức, số lượng, chất lượng và số hộ vay vốn. Hàng năm, Hội Nông dân Việt Nam ủy thác bổ sung nguồn vốn; ngân sách tỉnh và các huyện, thành phố cũng cấp bổ sung cho Quỹ HTND. Quỹ trực tiếp thẩm định, giải ngân vốn cho các hộ vay và uỷ nhiệm một số việc trong quy trình cho vay vốn thực hiện dự án cho Hội Nông dân các huyện, thành phố. Quy trình cho vay vốn được các cấp Hội Nông dân trong tỉnh thực hiện nghiêm túc theo đúng hướng dẫn. Các hộ vay vốn được bình xét công khai, dân chủ; được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh... Quỹ tập trung hỗ trợ vốn giúp nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh theo dự án các mô hình tổ hợp tác, nhóm hộ, trang trại, nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng thương hiệu hàng hóa, sản xuất nông sản chất lượng cao, an toàn theo chuỗi giá trị, các mô hình kinh tế tập thể gắn với xây dựng tổ chức Hội Nông dân vững mạnh. Toàn tỉnh hiện có trên 130.000 hội viên nông dân sinh hoạt tại 151 cơ sở, 1.470 chi hội, 2.441 tổ hội; trên 65.000 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
Đồng chí Nguyễn Thị Hương Hải, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Năm 2024, tăng trưởng nguồn Quỹ HTND 10,177 tỷ đồng, nâng tổng số quỹ lên 64,645 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn uỷ thác Hội Nông dân Việt Nam 15,85 tỷ đồng, nguồn vốn tỉnh quản lý 19,299 tỷ đồng, nguồn vốn cấp huyện 29,496 tỷ. Từ nguồn quỹ, Hội Nông dân tỉnh đã giải ngân cho 43 dự án, 417 hộ vay 15,070 tỷ đồng; Hội Nông dân các huyện, thành phố giải ngân cho 38 dự án, 423 hộ vay 11,165 tỷ đồng...
Thông qua nguồn vốn Quỹ HTND và nguồn uỷ thác các ngân hàng đã giúp hội viên phát triển kinh tế hộ, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Hàng năm đã giúp 300 hộ nông dân thoát nghèo, xây dựng được hàng nghìn mô hình phát triển kinh tế thu nhập cao, cải thiện đời sống hội viên, góp phần phát triển kinh tế tập thể, xây dựng nông thôn mới. Điển hình như các dự án: "Nuôi ong lấy mật” tại xã Phú Nghĩa, "Sản xuất rau theo tiêu chuẩn Vietgap” tại xã Hưng Thi, "Chăn nuôi bò sinh sản" tại xã Yên Bồng (Lạc Thủy); "Chăn nuôi lợn bản địa” tại xã Bình Sơn (Kim Bôi); "Nuôi cá lồng” tại phường Thái Bình (thành phố Hòa Bình); "Chăn nuôi bò sinh sản” tại xã Bắc Phong (Cao Phong); "Trồng và chăm sóc bưởi” tại xã Yên Trị (Yên Thủy)...
Có thể khẳng định, Quỹ HTND đã phát huy vai trò trong hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, góp phần cải thiện đời sống nông dân; thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Đỗ Hà
Những năm qua, với sự chung tay của chính quyền và người dân, hệ thống hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện Tân Lạc ngày càng được đầu tư đồng bộ. Qua đó tạo động lực quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), nhất là ở những xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.
Để thực hiện có hiệu quả việc xử lý, quản lý tài sản công (TSC) dôi dư nhằm không để thất thoát, lãng phí nguồn lực đầu tư của Nhà nước, UBND tỉnh chỉ đạo: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị khẩn trương rà soát, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả hoặc không đúng mục đích. Kế hoạch xử lý tài sản gửi về Sở Tài chính trước ngày 28/3/2025; định kỳ hàng quý, báo cáo gửi sở trước ngày 28 tháng cuối quý; hoàn thành kế hoạch trước ngày 25/12/2025.
Mặt bằng lãi suất huy động giảm đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thiết kế các gói vay ưu đãi để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.
Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được xem là một trong những động lực quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 cũng như giai đoạn sau đó.
Theo Nghị quyết số 459/NQ-HĐND, ngày 6/12/2024 của HĐND tỉnh về kế hoạch đầu tư công (ĐTC) năm 2025, tổng nguồn vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh năm nay là 2.534,740 tỷ đồng; tổng kế hoạch vốn nguồn ngân sách Trung ương 6.590,056 tỷ đồng. Trước khối lượng công việc lớn và ngày càng nhiều thách thức, công tác giải ngân vốn đầu tư công (GNVĐTC) được triển khai chủ động ngay từ đầu năm với quyết tâm khơi thông nguồn lực, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Sáng 28/3, đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến kết nối với điểm cầu 26 tỉnh, thành phố. Tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.