Sáng 22/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) tại huyện Lương Sơn.
Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác kiểm tra tiến độ dự án đường giao thông tại xã Liên Sơn.
Theo báo cáo, giai đoạn 2021 - 2024, huyện Lương Sơn được giao 123.440 triệu đồng vốn đầu tư và 6.189 triệu đồng vốn sự nghiệp thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới. Đến thời điểm này, huyện Lương Sơn đã giải ngân đạt trên 90% vốn đầu tư với 71/77 công trình bàn giao đưa vào sử dụng, 6 công trình đang triển khai thi công. Đối với nguồn vốn sự nghiệp, đã giải ngân được 4.682 triệu đồng, đạt 75,6%.
Thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững, huyện Lương Sơn được phân bổ trên 5.923 triệu đồng, đến hết năm 2024 đã giải ngân được 2.436 triệu đồng, chuyển nguồn sang năm 2025 là 3.487 triệu đồng.
Đối với CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, UBND huyện Lương Sơn được giao 38.362 triệu đồng vốn đầu tư phát triển thực hiện Dự án 1 - giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Dự án 4 - đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Dự án 6 - bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Hiện nay, đã giải ngân được trên 90% kế hoạch vốn giao. UBND huyện đã hoàn thành giải ngân 8.109 triệu đồng/9.926 triệu đồng vốn sự nghiệp được giao giai đoạn 2021 - 2024, đạt khoảng 81%.
UBND huyện Lương Sơn tiếp tục chỉ đạo giải ngân nguồn vốn năm 2024 chuyển nguồn sang năm 2025 và phân bổ kế hoạch vốn giao năm 2025. Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND huyện, khó khăn hiện nay là cơ chế để triển khai thực hiện vốn đầu tư nông thôn mới còn nhiều vướng mắc trong việc thực hiện cơ chế đặc thù; tỷ lệ huy động đóng góp vốn của nhân dân cao, khó khăn trong huy động thực hiện đầu tư xây dựng công trình. Nội dung thành phần một số tiểu dự án của CTMTQG gặp khó khăn trong việc tổ chức thực hiện giải ngân vốn.
Từ thực tế đó, UBND huyện Lương Sơn kiến nghị: UBND tỉnh cho phép các chủ đầu tư điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh giảm vốn góp nhân dân theo Nghị quyết số 294/NQ-HĐND, để các xã thực hiện bàn giao công trình và quyết toán nguồn vốn đầu tư theo quy định. Hiện một số nguồn vốn không có khă năng thực hiện hoặc không có nhu cầu, đề nghị điều chỉnh sang nội dung nhiệm vụ khác hoặc điều chỉnh cho các huyện có nhu cầu (vốn hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động). Xem xét, bổ sung ngân sách cấp tỉnh cho các công trình nguồn vốn đầu tư nông thôn mới, ngân sách huyện chưa bố trí đủ theo cơ cấu vốn, do nguồn thu ngân sách huyện đạt thấp.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi kiểm tra, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện Lương Sơn rà soát việc triển khai thực hiện các CTMTQG, tổng hợp, báo cáo Sở Tài chính; đôn đốc các xã, chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án. Các sở, ngành chức năng của tỉnh phối hợp chặt chẽ với huyện Lương Sơn kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình trên địa bàn huyện.
P.V
Chiều 21/4, Ban Chỉ đạo (BCĐ) 389 quốc gia tổ chức hội nghị trực tuyến giao ban công tác quý I/2025 và triển khai nhiệm vụ thời gian tới. Đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng BCĐ 389 quốc gia chủ trì hội nghị. Dự và chủ trì tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ 389 tỉnh; đại diện các ngành thành viên BCĐ.
Từng bước phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, thời gian qua, thành phố Hòa Bình đã phát huy tiềm năng, lợi thế từ điều kiện tự nhiên để trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất hiệu quả, gắn với ứng dụng khoa học kỹ thuật, sơ chế, chế biến, tiêu thụ và mở rộng thị trường xuất khẩu. Qua đó, giúp nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.
Các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) đóng vai trò trụ cột, kiến tạo những đổi thay tích cực, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang nỗ lực hoàn thiện các công việc, thủ tục để bàn giao các công trình, dự án trước tháng 6/2025.
Từ thực tiễn áp dụng và bài học kinh nghiệm rút ra khi triển khai các dự án, công trình trọng điểm quốc gia trong thời gian qua, nhiều chuyên gia kinh tế đều có chung nhận định, các cơ chế, chính sách đặc thù chính là "bệ đỡ”, tạo ra "cú huých” mang tính đột phá. Từ đó giúp đẩy nhanh tiến độ thi công và phát huy hiệu quả về kinh tế-xã hội, mang lại lợi ích to lớn cho đất nước.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc Chính phủ vừa quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024, sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính để phục vụ sản xuất kinh doanh, tiếp tục phục hồi, tạo nền tảng quan trọng cho nền kinh tế phát triển.
Theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, sau sáp nhập, người dân không bắt buộc phải làm lại sổ đỏ đã cấp, trừ trường hợp có nhu cầu.