Người dân ở huyện Lạc Thuỷ phát triển kinh tế theo mô hình trồng rừng.

Người dân ở huyện Lạc Thuỷ phát triển kinh tế theo mô hình trồng rừng.

(HBĐT) - Là một tỉnh miền núi có trên 70% là đất lâm nghiệp. Những năm gần đây, để phát triển rừng theo hướng bền vững, Hoà bình đã đặt ra kế hoạch trồng rừng hằng năm từ 8.000 – 8.500 ha, nhờ đó, đến hết năm 2009, độ che phủ rừng của toàn tỉnh đạt 45,5%. Rừng đã và đang phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo ra nguồn thu nhập cho người dân khi biết tận dụng và khai thác có hiệu quả từ kinh tế đồi rừng.

 

Có được kết quả đó là do tỉnh Hoà Bình đã có những chính sách khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nghề trồng rừng như: chính sách vay và hỗ trợ vốn để trồng rừng, chính sách khuyến lâm, cơ chế hưởng lợi từ rừng. Đồng thời thực hiện chủ trương trồng rừng gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm lâm sản, từng bước tạo ra thị trường tiêu thụ lâm sản ổn định, tạo sự yên tâm và niềm tin cho người trồng rừng. Đến nay đã hình thành phong trào nhân dân tự bỏ vốn ra trồng rừng và ngày càng có nhiều doanh nghiệp đến triển khai các dự án trồng rừng, gắn trồng rừng với công nghiệp chế biến tạo sự phát triển bền vững từ kinh tế rừng.

 

Huyện Lạc Thuỷ được đánh giá là có phong trào trồng rừng tốt của tỉnh. Từ năm 2000, sau chu kỳ khai thác các Dự án PAM 3352, 327, nguyên liệu người dân đã thay đổi nhận thức về kinh tế rừng. Toàn huyện hiện có trên 17.000 ha đất sản xuất lâm nghiệp, trong đó rừng phòng hộ có tới trên 7.000 ha, còn lại là đất rừng sản xuất. Những năm gần đây, ngoài rừng trồng các dự án Lạc Thuỷ luôn vượt kế hoạch trồng rừng chủ yếu do nhân dân tự trồng. Nhiều hộ gia đình, địa bàn từ chỗ nghèo đói nhận đất trồng rừng, cuộc sống đã đổi thay. Không chỉ mang lại lợi ích từ kinh tế, mô hình trồng rừng còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Chị Ông Bùi Văn Trường, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Thuỷ cho biết: Để thực hiện có hiệu quả các dự án trồng rừng mới, chăm sóc, bảo vệ rừng, huyện đã luôn chú trọng đến công tác thông tin tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện tích cực tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Nhờ đó mà người dân đã hiểu được lợi ích kinh tế to lớn từ rừng đem lại, diện tích rừng sản suất ở huyện đã liên tục tăng trong nhiều năm. Ông Bùi Hồng Diên, Chủ tịch UBND xã Hưng Thi cho biết: Là xã diện đặc biệt khó khăn, tuy nhiên lại giàu tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế rừng, nhất là trồng keo và một số cây có giá trị cao khác. Trồng keo chi phí thấp, nhanh quay vòng lại cho hiệu quả kinh tế cao nên nhiều người dân trong xã đã chuyển đổi rừng tạp sang trồng keo. Xã có 10 xóm thì đã có 6 xóm trồng rừng, chưa bao giờ ý thức của người dân trong việc khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng kinh tế được nâng cao như hiện nay, diện tích rừng nhân dân tự trồng của xã đã lên tới nghìn ha. Nếu tính theo giá bán của thị trường thì bình quân mỗi ha keo tai tượng người dân có thể thu về từ 40-50 triệu đồng. Từ hiệu quả của kinh tế rừng nhiều hộ dân trong xã đã xây được nhà, mua xe máy và nhiều vật dụng đắt tiền khác.

    

Ông Hoàng Văn Tứ, GĐ Sở NN&PTNT cho biết: Với điều kiện tự nhiên cho thấy tỉnh ta là một tỉnh có tiềm năng lợi thế lớn về đất đai, đặc biệt là đất để phát triển kinh tế đồi rừng, nên năng suất chất lượng rừng trồng đang dần đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biết và xuất khẩu. Hiện toàn tỉnh có 264 cơ sở chế biến, tiêu thụ lâm sản lớn, nhỏ và đã tiêu thụ cơ bản sản lượng gỗ từ rừng sản xuất của các địa phương trong tỉnh. Trong những năm tới, tỉnh ta cần có sự quan tâm tạo điều kiện hơn nữa của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, đầu tư hỗ trợ kinh phí, thu hút các chương trình dự án cũng như các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực của người dân, nhằm đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương để phát triển sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm từ rừng và tăng thu nhập cho nông dân. Đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để thâm canh rừng và chú ý trồng cây bản địa, cây dược liệu, nhằm đa dạng các loại cây trồng và tạo sự ổn định bền vững cho rừng.

 

                                                                           Hoàng Huy

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Ngân hàng đối mặt nhiều thách thức

Để đối phó với khủng hoảng, ngân hàng cần đặt yếu tố quản trị rủi ro lên hàng đầu, có đội ngũ đủ khả năng phân tích, dự báo thị trường

Thị trường bất động sản thành phố Hoà Bình: Khó mua đất dự án có hạ tầng tốt?

(HBĐT) - Trong khi đất đai khu vực lân cận khá trầm lắng thì đất nền khu vực thành phố Hòa Bình có những dấu hiệu cho thấy cung vẫn chưa đáp ứng đủ cầu.

Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 37,8 triệu USD

(HBĐT) - Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 37,8 triệu USD, vượt 5% so với kế hoạch; kim ngạch nhập khẩu đạt 29 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2008.

Siết chặt thị trường ngoại tệ tự do

Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước (SBV) sẽ tuyên truyền rộng rãi mọi quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ để người dân nắm bắt thông tin

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh: Hà Nội và TP.HCM tụt hạng

Hôm qua 14-1, Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI), dự án Sáng kiến cạnh tranh VN đã công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2009. Đà Nẵng tiếp tục xếp hạng nhất, kế đến là Bình Dương, Lào Cai, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc... Bốn tỉnh có vị trí thấp nhất là Hòa Bình, Bắc Kạn, Đắc Nông, Cao Bằng.

Xăng, dầu tăng giá 300 - 450 đồng/lít

Không nằm ngoài dự đoán của người tiêu dùng, doanh nghiệp xăng dầu đã quyết định tăng giá bán lẻ thêm 300 - 450 đồng/lít, áp dụng từ 18h tối qua (14/1).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục