Đưa nhà ở vào diện phải nộp thuế hay miễn là 2 phương án đang được Bộ Tài chính cân nhắc và lấy ý kiến người dân tại dự thảo Luật Thuế nhà đất, trước khi trình Chính phủ.
Sau nhiều lần đưa ra bàn luận trong các kỳ họp Quốc hội và không nhận được ý kiến đồng thuận từ các đại biểu, Bộ Tài chính đã bàn bạc chỉnh sửa theo hướng hợp lý hơn. Trong đó, Bộ đưa ra 2 phương án lựa chọn đánh thuế với nhà ở hoặc không đưa nhà ở vào đối tượng chịu thuế.
Đề nghị đánh thuế đối với nhà ở có giá từ 1 tỷ đồng. Ảnh: Hoàng Hà. |
Tuy nhiên, đối với trường hợp 2 vẫn đánh thuế với nhà ở, Bộ Tài chính lại đưa ra 3 phương án để lấy ý kiến các bộ ngành có liên quan. Theo đó, với phương án một Bộ đề nghị cách tính thuế sẽ căn cứ vào phần diện tính nhà ở chịu thuế. Mức khởi điểm tính tính thuế sẽ là khoảng diện tích 200 m2. Trong đó, diện tích tính thuế đối với nhà ở là toàn bộ diện tích sàn xây dựng, kể cả diện tích công trình phụ, diện tích ban công kèm theo (nếu có) của một căn hộ chung cư hoặc nhà ở theo Giấy chứng nhận, trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận thì diện tích nhà ở chịu thuế là diện tích thực tế xây dựng.
Đối với nhà vừa để ở vừa để kinh doanh thì phần diện tích kinh doanh vẫn tính vào diện tích chịu thuế trong trường hợp không xác định riêng được phần diện tích phục vụ kinh doanh. Trong trường hợp cá nhân sở hữu nhiều nhà ở thì diện tích chịu thuế là tổng diện tích các nhà ở chịu thuế. Mức thuế tuyệt đối đối với nhà ở được ổn định theo chu kỳ 5 năm kể từ năm đầu tiên Luật có hiệu lực thi hành.
Phương án 2, Bộ Tài chính đề xuất mức khởi điểm tính thuế đối với nhà ở sẽ là 1 tỷ đồng. Theo đó, giá tính thuế đối với nhà ở được xác định bằng diện tích nhà ở chịu thuế nhân với giá tính thuế của 1 m2 nhà ở. Trong đó, giá tính thuế của 1 m2 nhà ở được xác định bằng 50% trên đơn giá 1 m2 nhà ở xây dựng mới của nhà ở cùng loại (kể cả trường hợp sử dụng nhà ở để cho thuê hoặc kinh doanh) do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định. Khi đó, nhà ở có giá xây dựng trên 2 tỷ đồng mới thuộc diện chịu thuế.
Phương án 3 chỉ thu thuế đối với các cá nhân sở hữu từ 2 căn nhà trở lên. Diện tích tính thuế đối với nhà ở là toàn bộ diện tích sàn xây dựng, kể cả diện tích công trình phụ, diện tích ban công kèm theo (nếu có) của một căn hộ chung cư hoặc nhà ở theo Giấy chứng nhận, trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận thì diện tích nhà ở chịu thuế là diện tích thực tế xây dựng. Đối với nhà vừa để ở vừa để kinh doanh thì phần diện tích kinh doanh vẫn tính vào diện tích chịu thuế trong trường hợp không xác định riêng được phần diện tích phục vụ kinh doanh. Đối với trường hợp sở hữu nhiều nhà ở thì diện tích chịu thuế là tổng diện tích các nhà ở chịu thuế tính từ căn nhà thứ 2 trở đi.
Tại dự thảo Luật, Bộ Tài chính cũng đưa ra các phương án miễn giảm thuế, thuế suất và các điều kiện được miễn giảm để lấy ý kiến các bộ ngành có liên quan. Nếu được thông qua trong các kỳ họp tới, Bộ đề nghị thời điểm văn bản có hiệu lực sẽ là ngày 1/1/2012.
Theo VnExpress
Doanh nghiệp ngành tài chính, bất động sản ồ ạt lên sàn và chạy đua phát hành cổ phiếu để tăng vốn khiến thị trường chứng khoán thừa nguồn cung, sức hấp dẫn của nhiều cổ phiếu giảm mạnh
Năm 2009, số vụ khiếu nại từ người tiêu dùng đối với chất lượng hàng hóa, dịch vụ tăng 20,6% so với năm 2008.
Nối tiếp xu hướng giảm bắt đầu xuất hiện trong tuần trước, tuần qua lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng giảm mạnh cùng lúc ở hầu hết các kỳ hạn với mức giảm lên tới 0,07% đến 2,23%/năm.
(HBĐT) - Năm 2009, trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu và thiên tai có những diễn biến phức tạp, sản xuất nông nghiệp đã gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, tỉnh ta vẫn duy trì ổn định mức tăng trưởng 4,14%, sản lượng lương thực cả năm đạt 33,7 vạn tấn.
(HBĐT) - Năm 2009, huyện Đà Bắc đầu tư xây dựng 4 công trình mương nội đồng tại xã Tu Lý và Mường Chiềng. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng khoảng 2,3 tỷ đồng. Cho đến thời điểm này, cả bốn công trình đã được nghiệm thu đưa vào phục vụ sản xuất vụ chiêm xuân năm 2010.
Mạng tin EMFIS (Ðức) cuối tuần qua nhận định, kinh tế Việt Nam năm 2009 đã tăng trưởng mạnh, song lạm phát vẫn cao. Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh khi bước vào các phiên giao dịch đầu năm 2010. Chỉ số VN-Index ngày 14-1 tăng lên 534 điểm và từ đầu năm đến nay đã tăng gần 8%, mức tăng cao nhất tại châu Á.