Bằng nguồn vốn của ngân hàng chính sách gia đình anh Lý Văn Thuận đã mua trâu để phát triển kinh tế gia đình
(HBĐT) - Năm 2005, anh Triệu Văn Tân ở xóm Mít xã Tu Lý, huyện Đà Bắc được vay ở phòng giao dịch Ngân hàng CS-XH huyện 3 triệu đồng. Là hộ nghèo nên gia đình anh được vay vốn phát triển sản xuất của hộ nghèo theo kênh ủy thác của Hội Phụ nữ xã.
Có tiền anh mua phân đạm, ka li đển bó cho ngô và lúa. Nhiều năm trước không có tiền mua phân nên lúa, ngô nhà anh thường xuyên mất mùa hoặc không cho năng xuất cao như các hộ khác. Đất ruộng nhà anh càng cằn cỗi. Nhà anh trồng 10 cân ngô giống và 1.500 m2 lúa nhưng nhiều năm còn không đủ ăn. Sau vụ đó anh thu được 2 tấn ngô. Mọi năm, nhà anh chỉ thu được chừng 1 tấn/vụ. Anh bán một nửa số ngô đó để đầu tư tiếp cho vụ sau. Có tiền bán ngô anh mua giống lợn địa phương về nuôi. Sau hai năm trồng ngô có vốn tích lũy cộng thêm bán được lứa lợn nên anh mua thêm náy xay sát lúa. Máy vừa để phục vụ nuôi lợn cho gia đình và làm dịch vụ cho bà con trong xóm.
Khi đã có của ăn của để anh tính chuyện nuôi trâu vừa để làm sức kéo vừa để làm ăn. Anh cho biết: Ở đây đồi núi nhiều nên việc nuôi trâu rất thuận lợi. Mặt khác nhà nhiều lao động nên việc chăm sóc cho trâu cũng không khó khăn. Năm 2008, anh tiếp tục vay tiền ngân hàng chính sách 10 triệu đồng để mua một con trâu cái. Năm vừa qua, con trâu cái đã đẻ được một con nghé. Hiện tại, con nghé trị giá cũng trên 4 triệu đồng. Anh bảo: Đấy cũng là lãi đó. Người nông dân chúng tôi điều cần nhất là vốn để làm ăn. Nếu không có nguồn vốn vay ngân hàng thì gia đình tôi cũng không có điều kiện sản xuất. Hiện tại, gia đình trồng mỗi vụ ngô 20kg ngô giống, 1.500 m2 lúa hai vụ, nuôi 16 con lợn địa phương và 4 con trâu. Tổng tài sản của gia đình anh cũng được vài chục triệu triệu đồng. Những năm trước cứ mỗi dịp Tết đến thì cả nhà anh phải đi kiếm việc làm để có tiền ăn Tết. Nhưng 3 năm trở lại đây, thì chỉ cần bán đi một con lợn cũng đủ sắm tết cho cả nhà.
Cũng như gia đình anh Tân nhà anh Lý Văn Thuận ở xóm Mít cũng thuộc hộ nghèo. Nhà anh có 7 khẩu quanh năm thiếu ăn. Năm trước, gia đình anh vay ngân hàng chính sách xã hội 10 triệu đồng. Ngoài dùng tiền để mua phân bón trồng ngô lúa anh còn mua một con trâu để nuôi. Trâu vừa để cày ruộng và đẻ sinh sản. Sau một năm thì con trâu đẻ. Đến nay, đàn trâu nhà anh đã có 4 con. Ngoài việc chăn nuôi làm kinh tế thì trâu dùng để cày ruộng có phân bón cho ruộng. Khi cần chi tiêu trong gia đình anh có thể bán trâu đi. Hiện tại, kinh tế của gia đình ngoài chăn nuôi còn trồng 1.000m2 lúa, 3.000m2 keo tai tượng và mở quán bán hàng. Kinh tế dần ổn định thoát khỏi cảnh ăn bữa nay lo bữa mai như trước.
Bằng nguồn vốn vay của ngân hàng CS-XH, năm 2008, ông Bàn Văn Lâm ở xóm Mít, xã Tu Lý được vay 10 triệu đồng theo kênh sản xuất kinh doanh. Số tiền này ông mua một con bò và mua phân trồng 4.000 m2 lúa và hơn 1ha ngô. Sau hai năm, con bò nhà ông đẻ được 2 lứa trị giá gần 20 triệu đồng. Vừa rồi có chút vốn ông mua máy cày, bừa trị giá 11 triệu đồng vừa để sử dụng trong gia đình và làm dịch vụ. Cuộc sống của gia đình ông ngày càng khá giả. Ông Đặng Văn Quấy- trưởng xóm Mít cho biết: Thông qua uỷ thác nhiều hộ gia đình trong xóm đã được vay vốn của ngân hàng chính sách. Các hộ này sử dụng nguồn vốn vào sản xuât nông nghiệp rất hiệu quả nên đã giúp họ thoát nghèo.
Ông Chu Đại Thanh- Giám đốc phòng giao dịch ngân hàng CS-XH huyện Đà Bắc cho biết: Hầu hết những hộ nghèo khi được vay vốn đã sử dụng nguồn vốn rất hiệu quả. Họ biết cách tính toán làm ăn nên nợ xâú trên toàn huyện chỉ chiếm 0,12% tổng dư nợ. Hiện nay, mức cho vay trung bình qua 7 kênh vay của ngân hàng đạt 13 triệu đồng/hộ. Mức vay này chỉ đầu tư làm ăn nhỏ. Trong năm tới, chúng tôi sẽ nâng mức cho vay lên từ 15-20 triệu đồng/hộ. Mức vay này sẽ giúp các hộ nghèo đầu tư được những món lớn hơn nhanh chóng giúp họ thoát khỏi đói nghèo.
Việt Lâm
(HBĐT) - “Năm 2009, ngành Nông nghiệp đã phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng với sức mạnh từ nội lực, chúng ta đã chứng tỏ được bản lĩnh của mình thông qua những thành quả đáng ghi nhận”. Đó là khẳng định của đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh khi nhìn lại một năm sản xuất đầy biến động và cho rằng: 365 ngày qua là 365 ngày nông nghiệp tỉnh ta gồng mình vượt khó.
(HBĐT) - Thực hiện công tác lao động, việc làm, năm 2009, huyện lạc Thủy đã tổ chức xuất cảnh cho 25 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, phối hợp với các doanh nghiệp giới thiệu tạo việc làm mới cho 1.175 lao động đi làm việc ở các khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Chất lượng không thua hàng ngoại nhập, giá cả lại rẻ hơn là khẳng định của các doanh nghiệp VN khi sản xuất dòng hàng cao cấp
Ngày 28-1, Tổng cục Du lịch tổ chức tổng kết chương trình “Ấn tượng Việt Nam” tại Hà Nội. Theo đó, năm qua ngành du lịch Việt Nam đã đạt được những thành quả mỹ mãn nhờ việc triển khai kịp thời và tích cực chương trình “Ấn tượng Việt Nam”. Lượng khách du lịch nội địa tăng vọt đạt 25 triệu lượt người năm 2009, góp nâng tổng doanh thu của ngành dịch vụ không khói của Việt Nam đạt khoảng 68 - 70 ngàn tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2008...
(HBĐT) - Ngày 28/1, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và triển khai nhiệm vụ công tác ngân hàng năm 2010. Đến dự có đồng chí Quách Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo NHNN Việt Nam, các sở, ban, ngành, các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn.
(HBĐT) - Mặc dù cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi suy thoái kinh tế và thiên tai, dịch hại, tuy nhiên ở 3 xã Tây Phong, Bắc Phong, Thu Phong (Cao Phong) đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Kết quả đó nói lên sự thành công về mặt kinh tế- xã hội của dự án “Phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua phát triển nông nghiệp bền vững”.