Bánh kẹo, rượu bia - những mặt hàng luôn có giá “nóng” mỗi dịp tết đến.

Bánh kẹo, rượu bia - những mặt hàng luôn có giá “nóng” mỗi dịp tết đến.

Giá cả các mặt hàng thực phẩm những ngày áp tết tại các siêu thị thay vì đội giá như mọi năm thì năm nay, mặt bằng giá tại đây dễ “thở” hơn. Trong khi đó, giá thực phẩm tươi, khô tại chợ lại nhích dần lên vào những ngày cận tết. Nhiều mặt hàng có mức giá còn cao hơn cả giá bán tại siêu thị.

Siêu thị: Giá “dễ thở” hơn năm trước

Mới sáng sớm, song siêu thị Hapro Giảng Võ (HN) đã ken đặc người mua với không khí nhộn nhịp. Nhiều mặt hàng thực phẩm tươi sống phục vụ tết đã được nhập về với khối lượng lớn như giò, chả, xúcxích, cá, gia cầm... Các mặt hàng rau tươi, đồ khô, bánh kẹo cũng bày bán khá phong phú.

Theo một nhân viên bán hàng, hàng tết bắt đầu được nhập về trước đó ba ngày và tiêu thụ khá mạnh, đặc biệt là giò, chả... Thời điểm này, người dân bắt đầu rục rịch sắm thực phẩm với tâm lý “mua càng sớm giá càng rẻ”.
 
Chị Thu - một khách hàng tại siêu thị - cho hay: “Càng cận tết càng bận rộn, nên năm nay tôi đi mua đồ sớm, vừa có nhiều sự lựa chọn lại vừa mua được với giá cả phải chăng”. Theo nhiều khách hàng, so với mọi năm, giá cả thực phẩm tại siêu thị năm nay “dễ thở” hơn rất nhiều, thậm chí nhiều mặt hàng còn thấp giá hơn so với chợ.

Tại TPHCM, khảo sát thị trường cho thấy sức mua hàng hóa tết của người tiêu dùng (NTD) đã tăng lên rõ nét, nhất là tại các siêu thị. Theo các siêu thị, nguồn hàng được chuẩn bị rất phong phú, đáp ứng đủ, thậm chí thừa so với nhu cầu của NTD. Hầu hết các siêu thị tại TPHCM đều đang rầm rộ tung ra các chương trình khuyến mãi giảm giá hàng, trăm mặt hàng với mức giảm giá từ 5-50%. Điều này đã khiến ngày càng có nhiều NTD đến mua sắm tết tại siêu thị.

Thế nhưng, bên cạnh những mặt hàng như bánh kẹo, thực phẩm chế biến, hàng gia dụng, quần áo may sẵn, nhóm hàng dùng làm các gói quà tết..., một số mặt hàng tại siêu thị giá cũng nhích lên so với trước hoặc giá ngang với thị trường bên ngoài. Các loại bia, nước giải khát, sữa, dầu ăn... tại các siêu thị,  giá bán hiện cũng đang ở mức cao.

Chị Ngọc Anh - cư xá Thanh Đa, quận Bình Thạnh - cho rằng: “Được biết, tết năm nay TPHCM có 13 doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá với hơn 1.500 điểm bán lẻ trên toàn thành phố. Với chương trình này, 8 mặt hàng tham gia bình ổn giá bao gồm: Gạo - nếp, đường cát trắng, dầu ăn, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến và rau - củ - quả sẽ được bán với giá thấp hơn 10% so với giá thị trường. Tuy nhiên, hàng bình ổn giá vẫn chưa đến được với nhiều NTD, các điểm bán hàng bình ổn cũng chưa đáp ứng được hết nhu cầu của NTD và số mặt hàng tham gia chương trình bình ổn giá cũng chưa nhiều. Trong khi đó, nhu cầu mua sắm của NTD vào dịp Tết rất lớn. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng các điểm bán hàng bên ngoài, tại các chợ, cửa hàng bán lẻ mặc sức đẩy giá lên”.

Mặt hàng đồ khô tăng giá mạnh nhất những ngày cận Tết.


Chợ: Giá vẫn còn lên nữa!

Tâm lý hàng hóa tăng giá vào dịp tết vẫn đang tồn tại và ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả thị trường. Ngày 31.1, khảo sát tình hình giá tại đường Tôn Thất Đạm, quận 1 (chợ Cũ) TPHCM, dù giá nhiều mặt hàng thực phẩm khô, thực phẩm đóng hộp đã nhích lên, nhưng một số tiểu thương vẫn luôn miệng nói với khách hàng: “Giá hiện nay còn thấp, chứ đến gần tết, giá còn lên nữa”(?!).

Theo nhận định của Chi cục Quản lý thị trường TPHCM, giá các mặt hàng bánh kẹo, thực phẩm chế biến hiện tăng ít nhất 10% so với đầu tháng 1. Chị Nguyễn Thanh Xuân - đường Phan Văn Trị, Q.Bình Thạnh - cho biết: “Chỉ trong vòng hơn 1 tuần qua, tại các chợ, giá nhiều loại thực phẩm tăng cao và có sự chênh lệch giá giữa các điểm bán, như mặt hàng đường ăn hồi đầu tháng chỉ 17.000 - 18.000 đồng, nay có nơi đã tăng lên 19.000 - 20.000 đồng/kg. Đặc biệt là các loại thực phẩm khô thường dùng trong ngày tết như tôm khô, mực khô, hạt dẻ, hạt điều.... tăng lên vùn vụt. Chẳng hạn như các loại tôm khô, khô mực hiện dao động từ 300.000 - 400.000 đồng/kg, hạt dẻ năm trước chỉ trong khoảng 180.000 - 200.000 đồng/kg, nay lại tăng vọt lên 250.000 đồng/kg, hạt điều, hạt hạnh nhân cũng đứng ở mức cao 170.000 - 180.000 đồng/kg”.

Bên cạnh đó, một số loại rau - củ - quả cũng bắt đầu rục rịch tăng giá. Đáng nói là nhóm hàng rau - củ - quả này không thể dự trữ trước, một số tiểu thương còn dự báo giá sẽ tiếp tục tăng trong những ngày cận tết.

Tại Hà Nội, khảo sát giá cả một số thực phẩm tươi sống tại các chợ bán lẻ sáng 31.1, thực tế đa phần các mặt hàng kể trên có giá ngang ngửa tại siêu thị, rau xanh thấp hơn song với mức không đáng kể. Riêng dầu ăn Simply tại đây được bán đắt hơn trong siêu thị, với 31.000đ/lít dầu đậu nành và 39.000đ/lít dầu hạt cải... Các loại đồ khô được đánh giá là tăng giá chóng mặt nhất trong hơn một tuần qua, cụ thể nấm hương tăng từ 25.000đ/lạng - 28.000đ/lạng, miến từ 25.000đ - 27.000đ/lạng, chè mạn 125.000đ/kg - 134.000đ/kg...

Một tiểu thương bán đồ khô tại chợ Ngọc Hà (Ba Đình) cho biết, càng gần tết giá càng nhích dần lên, song nhu cầu tiêu thụ vẫn khá mạnh. Đối với một số củ - quả như khoai tây, su hào, bí đỏ, bí đao... do có thể trữ được khá lâu nên nhiều tiểu thương đã bắt đầu tích trữ hàng để bán tết, bởi không ít tiểu thương lo ngại giá mua buôn sẽ tiếp tục tăng.

Rõ ràng, cả siêu thị và chợ bán lẻ đều đua nhau nhích giá. Mức giá tại hai nơi đang ở kiểu nhìn nhau, thậm chí các siêu thị vẫn duy trì giá ở mức ổn định hơn tại chợ, khiến không ít người dân lựa chọn siêu thị làm điểm đến mua sắm vào những ngày này.

                                                                        Theo Báo Laodong

Các tin khác

Hệ thống giao thông huyện Kim Bôi đang được đầu tư nâng cấp
Đổi tiền, càng lẻ, càng mới càng khó.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Cảng biển TP Hồ Chí Minh: Động lực của sự phát triển

Hôm nay 30-1, cảng SPCT - cảng container lớn nhất, hiện đại nhất TPHCM được khánh thành. Đây là sự kiện rất quan trọng đối với việc phát triển cảng biển ở TPHCM và tiến trình phát triển kinh tế TPHCM. Nhân sự kiện này, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Trung Tín đã dành cho PV Báo Sài Gòn Giải Phóng buổi trao đổi xung quanh chiến lược phát triển kinh tế biển và việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở ngoại thành TPHCM.

Hàng Tết bắt đầu tăng giá

(HBĐT) - Tết Nguyên đán là dịp nghỉ lễ dài nhất trong năm, do đó, mua và tích trữ hàng hoá là tâm lý thường thấy của đại đa số người dân. Càng gần thời điểm Tết, nhiều mặt hàng thiết yếu bắt đầu tăng giá. Tại tỉnh ta, khi chỉ còn gần 20 ngày nữa là Tết, hàng hoá bắt đầu tăng giá nhẹ.

Đà Bắc: Ngân hàng CS-XH giúp người nghèo thoát nghèo

(HBĐT) - Năm 2005, anh Triệu Văn Tân ở xóm Mít xã Tu Lý, huyện Đà Bắc được vay ở phòng giao dịch Ngân hàng CS-XH huyện 3 triệu đồng. Là hộ nghèo nên gia đình anh được vay vốn phát triển sản xuất của hộ nghèo theo kênh ủy thác của Hội Phụ nữ xã.

Nhộn nhịp thị trường quà tết

Chỉ còn 2 tuần nữa đến Tết Nguyên đán, không khí thị trường quà tết tại TPHCM bắt đầu sôi động. So với các năm trước, năm nay các mặt hàng được chọn làm quà tết phong phú hơn hẳn.

Ngân hàng rầm rộ khuyến mãi để hút tiền

Để đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt phục vụ việc thanh toán của người dân, doanh nghiệp dịp cuối năm, các ngân hàng tại TP HCM đồng loạt tung ra những chiến dịch khuyến mãi tiền gửi rầm rộ để hút vốn từ các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân.

Nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra Sẽ có “đặc nhiệm” chống gian lận

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng vừa đồng ý đưa sản phẩm cá tra vào nhóm sản phẩm chiến lược, đồng thời có những chính sách ưu đãi cho ngành này. Tuy nhiên, còn quá nhiều hạn chế cản ngại sự phát triển nghề cá. Chiều 29-1, Bộ NN-PTNT đã nhóm họp cùng các bộ ngành liên quan và các tỉnh ĐBSCL tìm giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục