Phần lớn các ngân hàng, điểm giao dịch ngoại tệ hợp pháp từ chối bán ngoại tệ. Người dân mua USD trên thị trường tự do thì phạm luật

Liên tiếp nhiều ngày qua, các cơ quan chức năng kiểm tra, xử phạt những người giao dịch ngoại tệ trái phép, đẩy người dân có nhu cầu ngoại tệ vào thế  không biết mua USD ở đâu, còn nếu mua trên thị trường tự do thì phạm luật.


Người dân khó mua được USD tại ngân hàng. Ảnh: H.Thúy


Mua USD ngân hàng: Còn lâu!

Ngày 29-1, bà T.M.H đến một ngân hàng (NH) ở TPHCM xuất trình visa, giấy nhập học, vé máy bay... đề nghị NH bán 3.000 USD để  thanh toán học phí cho con đang học tập ở nước ngoài. Tuy nhiên, NH này từ chối vì  chưa có ngoại tệ. Thế nhưng, nhân viên NH  lại sẵn sàng “giúp đỡ” bà T.M.H  bằng cách liên hệ với các đầu mối bên ngoài mang ngoại tệ đến bán tại NH theo tỉ giá thị trường tự do là 19.500 đồng/USD.


Theo quy định, cá nhân được phép mua USD của NH là người có nhu cầu chữa bệnh, công tác, du học... ở nước ngoài, song thực tế cho thấy phần lớn trong số họ không mua được ngoại tệ của NH. Trong khi đó, người dân bán USD trên thị trường tự do có thể bị cơ quan chức năng xử phạt, buộc phải bán ngoại tệ cho NH. Đây là nghịch lý mà dư luận cho rằng NH có ngoại tệ nhưng chỉ bán cho khách hàng ruột. Trong khi đó, NH lại lý giải số ngoại tệ mà NH có được chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu và đối tượng ưu tiên, sau đó mới đến nhóm khách hàng cá nhân.


Lãnh đạo một số NH cho biết khách hàng có đủ điều kiện nhưng mua được USD là không dễ vì NH chưa có ngoại tệ hoặc chỉ bán với số lượng nhỏ giọt. Ông Đào Hồng Châu, Phó Tổng Giám đốc NH Xuất nhập khẩu VN (Eximbank), cho biết hiện nhu cầu mua USD của doanh nghiệp (DN) có giảm nhưng cung ngoại tệ tăng không đáng kể.

Tùy vào nguồn cung, Eximbank sẽ bán USD cho người dân nhưng chỉ đáp ứng vài ngàn USD/người. Trường hợp khách hàng có nhu cầu mua hàng chục ngàn USD đi chữa bệnh ở nước ngoài chưa chắc NH đã đáp ứng được. Một phó giám đốc trung tâm nguồn vốn và giao dịch tài chính của một NH có hội sở tại Hà Nội cũng cho biết NH chỉ bán ngoại tệ cho người dân đi chữa bệnh ở nước ngoài với số lượng giới hạn, còn các cá nhân khác xem như ngoài vùng “phủ sóng”.


“Lách” quy định giao dịch


Trên thực tế, nguồn cung USD của các NH là mua ngoại tệ từ NH Nhà nước, DN, kiều hối. Tuy nhiên, NH Nhà nước chỉ bán ngoại tệ cho các NH với số lượng có hạn. Phần lớn lượng kiều hối từ 6-8 tỉ USD/năm đều chảy vào thị trường tự do hoặc nằm trong két sắt của người dân bởi NH chi trả trực tiếp USD, đồng thời tỉ giá trên thị trường tự do luôn cao hơn NH từ 500- 1.000 đồng/USD nên người dân không bán USD cho NH. Do đó, nguồn cung ngoại tệ từ kiều hối gần như bằng không.


Mặt khác, do nhiều thời điểm NH không đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ nên DN phải mua ngoại tệ trên thị trường tự do khiến chi phí kinh doanh tăng lên. Khi thu về ngoại tệ, DN từ chối bán USD cho NH theo giá niêm yết.

Để thu mua USD của DN, NH đã “lách” các quy định theo hướng chuyển  USD sang euro, rồi giao dịch theo tỉ giá euro/VNĐ (tỉ giá này do tổng giám đốc các NH quyết định). Qua phương thức này, NH đã mua USD từ DN với giá khoảng 18.700- 19.000 đồng/USD. Ngược lại, khi DN mua USD, NH cũng giao dịch theo phương thức tương tự.


Với phương thức giao dịch trên, chi phí đầu vào ngoại tệ của NH cao hơn giá niêm yết. NH từ chối bán ngoại tệ cho người dân là điều dễ hiểu.

TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia:

Từng bước điều chỉnh tỉ giá


Thị trường ngoại tệ không bao giờ xóa bỏ được tình trạng hai tỉ giá. Vấn đề của cơ quan quản lý là phải kéo tỉ giá của NH lên gần bằng với tỉ giá thị trường tự do. Cụ thể, từng bước điều chỉnh tỉ giá của NH, mỗi tháng tăng 1,5% và liên tục trong nhiều tháng. Khi tỉ giá của NH tăng lên thì tỉ giá trên thị trường tự do sẽ giảm xuống. Đến một lúc nào đó tỉ giá trong và ngoài NH sẽ xích lại gần nhau, mọi rắc rối trên thị trường ngoại tệ sẽ được giải quyết.


Hiện nay, giới đầu cơ quốc tế đều nhìn thấy gói kích thích kinh tế của nhiều quốc gia đang giảm dần, kinh tế toàn cầu bắt đầu hồi phục đã bán các ngoại tệ chủ chốt, dồn vốn vào USD khiến đồng tiền này tăng giá mạnh. Nếu trong vài tháng tới, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất cơ bản thì USD còn tăng giá mạnh hơn nữa, tạo áp lực vô cùng lớn lên tỉ giá USD/VNĐ. Vì thế, ngay từ thời điểm này, chính sách tỉ giá của VN cần phải thay đổi để giảm bớt áp lực trong thời gian tới.   

 

 

                                       Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Rượi các loại tăng giá từ 3-5% vào dịp Tết
Bằng nguồn vốn của ngân hàng chính sách gia đình anh Lý Văn Thuận đã mua trâu để phát triển kinh tế gia đình
Không khí mua sắm tết tại TPHCM bắt đầu nhộn nhịp.

Ngân hàng rầm rộ khuyến mãi để hút tiền

Để đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt phục vụ việc thanh toán của người dân, doanh nghiệp dịp cuối năm, các ngân hàng tại TP HCM đồng loạt tung ra những chiến dịch khuyến mãi tiền gửi rầm rộ để hút vốn từ các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân.

Nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra Sẽ có “đặc nhiệm” chống gian lận

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng vừa đồng ý đưa sản phẩm cá tra vào nhóm sản phẩm chiến lược, đồng thời có những chính sách ưu đãi cho ngành này. Tuy nhiên, còn quá nhiều hạn chế cản ngại sự phát triển nghề cá. Chiều 29-1, Bộ NN-PTNT đã nhóm họp cùng các bộ ngành liên quan và các tỉnh ĐBSCL tìm giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra.

Vàng giảm giá tuần thứ ba liên tiếp

Giá vàng thế giới trên sàn New York đêm qua tiếp tục giảm phiên thứ ba liên tiếp do đồng USD tăng giá và sự bất ổn xuất phát từ đề xuất hạn chế ngân hàng đầu tư vào các kênh rủi ro.

Nông nghiệp – 365 ngày gồng mình vượt khó

(HBĐT) - “Năm 2009, ngành Nông nghiệp đã phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng với sức mạnh từ nội lực, chúng ta đã chứng tỏ được bản lĩnh của mình thông qua những thành quả đáng ghi nhận”. Đó là khẳng định của đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh khi nhìn lại một năm sản xuất đầy biến động và cho rằng: 365 ngày qua là 365 ngày nông nghiệp tỉnh ta gồng mình vượt khó.

Huyện Lạc Thủy tạo việc làm mới cho trên 1.100 lao động

(HBĐT) - Thực hiện công tác lao động, việc làm, năm 2009, huyện lạc Thủy đã tổ chức xuất cảnh cho 25 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, phối hợp với các doanh nghiệp giới thiệu tạo việc làm mới cho 1.175 lao động đi làm việc ở các khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Hàng Việt cao cấp

Chất lượng không thua hàng ngoại nhập, giá cả lại rẻ hơn là khẳng định của các doanh nghiệp VN khi sản xuất dòng hàng cao cấp

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục