Nhiều người tiêu dùng “chê” chợ, đến siêu thị để mua hàng hóa có bao bì, nhãn mác. Giá một số mặt hàng thực phẩm tại các chợ đang tăng

Từ đầu tuần đến nay, sức mua tại các siêu thị ở TPHCM tăng rất mạnh, nhất là từ sau 16 giờ mỗi ngày, do người dân đổ xô mua sắm Tết. Khách mua hàng chất đầy xe đẩy các loại bánh hộp, trà, mứt, đồ gia dụng, thực phẩm khô, quần áo...; nhiều khách hàng còn tranh thủ “rinh” thêm thùng bia, nước ngọt. Quầy phục vụ khách hàng thì đông nghẹt người chờ gói quà.


Sức mua tăng 50%


Bà Bùi Hạnh Thu, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op, cho biết sức mua tại hệ thống siêu thị này đã tăng 50% so với ngày thường. Để hạn chế cảnh khách hàng phải xếp hàng lâu chờ tính tiền, Co.opMart liên tục giới thiệu dịch vụ mua hàng qua điện thoại và giao hàng tận nhà. Ngoài ra, mỗi siêu thị Co.opMart còn lắp thêm 3- 4 két tính tiền phụ.


Tại BigC, đông đảo khách hàng tập trung ở khu vực quần áo, bánh kẹo, thực phẩm khô... Theo bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc đối ngoại và quan hệ cộng đồng của BigC, siêu thị này đang chạy chương trình khuyến mãi giảm giá từ 2% - 50% đối với 1.400 mặt hàng; từ tuần sau sẽ tung ra chương trình bán hàng bình ổn giá với hơn 200 mặt hàng thực phẩm tươi sống phục vụ Tết.

Các siêu thị BigC Hoàng Văn Thụ, Miền Đông, Gò Vấp đã mở rộng khu vực thu ngân, bố trí thêm két tính tiền và mở rộng bãi giữ xe để phục vụ khách.


Khách hàng chờ tính tiền tại siêu thị BigC (ảnh chụp lúc 11 giờ ngày 4-2). Ảnh: H.Thúy


Ông Ngô Văn Hải, Phó Giám đốc Citimart, cũng cho biết sức mua tại hệ thống Citimart đã tăng mạnh. So với Tết năm ngoái, Tết năm nay giá hàng hóa ổn định hơn (vì nhiều doanh nghiệp (DN) đã tăng giá từ tháng 12-2009 và đầu tháng 1-2010... 


Theo đánh giá của các siêu thị, năm nay người dân sẽ chi nhiều hơn cho mua sắm Tết nên có thể những ngày tới thị trường sẽ sôi động hơn. Việc quan trọng nhất lúc này là bảo đảm đủ hàng cung cấp, ổn định giá và kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm để người dân yên tâm mua sắm.


Chợ ế, giá vẫn tăng


Trái ngược với không khí sắm Tết tại các siêu thị, giao dịch mua bán tại các chợ sỉ, chợ lẻ trên địa bàn TPHCM đến thời điểm này vẫn còn khá yên ắng. Theo đánh giá của ban quản lý các chợ Bình Tây (quận 6), An Đông (quận 5), Bến Thành (quận 1)..., sức mua tại chợ có tăng so với ngày thường nhưng so với cùng kỳ các năm trước thì giảm hẳn.

Nhiều tiểu thương cho rằng gần Tết, một số vụ việc liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng hóa kém chất lượng bị phát hiện như hạt dưa nhiễm chất gây ung thư, bánh mứt sản xuất mất vệ sinh, chế biến mỡ bẩn, bánh kẹo chứa độc tố... khiến người tiêu dùng e ngại chất lượng hàng hóa ở chợ và chuyển sang mua sắm ở siêu thị nhiều hơn.


Một cán bộ Ban Quản lý chợ Bến Thành thừa nhận: “Tôi ở chợ hằng ngày nhưng cũng vào siêu thị sắm Tết chứ không mua ở chợ. Mặc dù không biết chính xác là hàng bán trong siêu thị có thật sự chất lượng, an toàn hay không nhưng tâm lý chung là vào siêu thị mua hàng có bao bì, nhãn mác sẽ an tâm hơn, vậy nên chợ Tết vắng vẻ”.

Cô Ứng Thị Liên, một người bán bánh kẹo ở chợ Bình Tây, than: “Sức mua hàng kẹo mứt chỉ bằng 1/2 năm rồi. Mối bỏ sỉ ngưng lấy hàng, khách mua lẻ cũng ít. Thị trường ế ẩm, người bán chán nản ngồi nhìn nhau. Vì sức mua chậm nên đa số tiểu thương không dám “ôm hàng” mà chỉ nhập hàng vừa đủ bán”. 


Trong khi đó, giá một số mặt hàng đang nhích lên. Tại các chợ, giá trứng đã tăng khoảng 20% (trứng vịt loại 1 giá 27.000 đồng - 28.000 đồng/chục, trứng gà loại 1 từ 21.000 đồng - 22.000 đồng/chục; các loại mứt tăng 10.000 đồng - 15.000 đồng/kg.

Các món ăn chơi như tôm khô, khô mực, khô bò tăng 30.000 đồng -  50.000 đồng/kg (tôm khô loại 1 giá 550.000 đồng - 570.000 đồng/kg, khô mực 340.000 đồng  - 350.000 đồng/kg, khô bò 280.000 đồng  - 300.000 đồng/kg...).

 

                                                                                  Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục